Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Tên xã Đoàn Lâp có từ khi nào



Vùng đất tổng tử đôi
Đoàn lập - tiên lãng - hải phòng
Đoàn Lập, Ngày 01 tháng 01 năm 2009.
        Tử Đôi là một tổng trong 30 tổng của huyện Tiên Lãng xưa, nằm phía Nam Huyện cách trung tâm thành phố 25 Km về hướng Nam. Tổng Tử Đôi bao gồm các thôn:
Xuân Lai, Xuân Quang, Xuân Hòa (Nay thuộc xã Bạch Đằng) và các thôn - Nhân Vực, Hộ Tứ Nội, Hộ Tứ Ngoại, Đông Xuyên Nội, Vân Đôi, Tử Đôi, Tiên Đôi Nội, Tỉnh Lạc, Đông Xuyên Ngoại (thuộc Đoàn Lập).Phía đông giáp Tiên Minh và Quang Phục, phía Tây giáp Cấp Tiến và Kiến Thiết, phia Bắc giáp Phác Xuyên thuộc Tổng Phú Kê, Phía Nam giáp Huyện Vĩnh Bảo qua  sông Thái Bình.
          Tử đôi gồm  12 thôn làng được tích tụ bởi hai con sông Thái Bình và sông Văn úc. Tổng Tử Đôi xưa có hệ thống kênh mương chằng chịt bên cạnh những đần Hồ tự nhiên. Từ Tổng Tử Đôi có thể xuôi sông Thái Bình chừng 8 Km là ra được cửa Thái Bình.
          Sông Thái Bình Tục gọi là sông Lâu Khê là một trong con sông lớn ở Miền Bắc. Trong lịch sử sông Thái Bình đã đổi dòng nhiều lần và mở rộng huyện Tiên Lãng.
          Về địa hình Tổng Tử Đôi mang hai dạng - Một là dạng địa hình vụng biển, dạng thứ hai là: Cồn cát cao , nằm  về phía Nam của huyện lỵ có hướng kéo dài theo phương Đông Bắc Tây Nam - Hai là: dạng địa hình có có nguồn gốc sông hiện nay. Tổng Tử Đôi một phần lớn đất đai, Đầm, Hồ, là dấu tích của dòng sông cổ. Đầm Vòng, Đầm Nhân Vực  hiện nay là dấu tích của một đoạn sông cổ đã chết do sự thay đổi dòng chy, Đầm  Vòng rộng 90ha, Đầm Nhân Vực rộng 100ha.
          Vị trí có tác động rất lớn đến đặc điểm tự nhiên, con người tổng tử đôi, nó đã góp phần tạo nên những nét riêng của tổng so với nhiều làng quê khác .
          I/ Tổng Tử Đôi qua các thời kì lịch sử:
          Tổng Tử Đôi xưa thuộc huyện Tiên Minh, Tên Tử Đôi xuất hiện từ bao giờ thì chưa chính xác chỉ biết rằng vào đầu thế kỉ XIX, theo sách ghi tên làng xã đầu tiên thế kỉ XIX đã có tên Tổng Tử Đôi thuộc huyện Tiên Minh, Phủ Nam Sách , Trấn Hải Dương ( Huyện Tiên Minh với Thanh Hà trước kia là một, gọi là Bình Hà - Thời Lê tách thành Thanh Hà và Tân Minh nhưng do kiêng tên húy Lê Kính Tông lên gọi Tiên Minh ) - Như vậy tên Tiên Minh có từ thời Lê Kính Tông. Theo dư địa chí của Nguyễn Trãi thì Tiên Minh có 92 xã 12 trang.
          Thời Gia Long phủ Nam Sách lệ vào trấn Hải Dương, Tử Đôi lúc này chính thức xuất hiện với tư cách là Tổng Tử Đôi thuộc huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, xứ Hải Dương: Tổng Tử Đôi có 10 xã thôn đó là: Tử đôi, Ngạc Tứ, thôn Nội, Ngoại ( xã Tiên Đôi ), Nhân Vực, Tỉnh Lạc, Xuân Lai, Đông Xuyên, Vân Đôi, Xuân Quang.
          Năm Minh Mạng 12(1832) Tổng Tử Đôi thuộc huyện Tiên minh, Phủ Nam Sách, Tỉnh Hải Dương.
          Sang Thành Thái (1889 - 1907) Vì kiêng húy, nên huyện Tiên Minh lại được đổi thành Tiên Lãng.
          Thời Pháp thuộc Tổng Tử Đôi, phủ Nam Sách, tỉnh Kiến An.
          31/1/1898 Tổng Tử Đôi thuộc phủ Nam Sách tỉnh Hải Phòng.
          Năm 1902 tỉnh Hải Phòng đổi tên thành tỉnh Phù Liễn. Tổng Tử Đôi thuộc phủ Nam Sách, tỉnh Phù Liễn.
          Năm 1906 Phù Liễn đổi thành Kiến An .tổng Tử Đôi thuộc phủ Nam Sách tỉnh Kiến An.
          Đầu thế kỉ XX tổng Tử Đôi gồm 11 xã : Tử Đôi , Vân đôi, Tỉnh Lạc, Đông Xuyên (hai thôn Nội và Ngoại), Tiên Đôi Nội, Tiên Đôi Ngoại, Xuân Lai, Xuân Hòa, Xuân Quang, Hộ Tứ (hai thôn Nội và Ngoại) , Nhân Vực.
          Sau năm 1945 tổng Tử đôi được tách làm hai. các xã Xuân Lai, Xuân Hòa, Xuân Quang chuyển thành thôn để cùng thôn Phác Xuyên (trước thuộc tổng Phú Kê) lập nên xã Bạch Đằng, các xã còn lại của tổng Tử Đôi cũ gồm: Nhân Vực, Hộ Tứ Nội, Hộ Tứ Ngoại, Đông Xuyên Nội, Tiên đôi Nội, Vân Đôi, Tiên Đôi Ngoại , Tử Đôi, Tỉnh Lạc, Đông Xuyên Ngoại được chuyển thành các thôn thuộc xã Đoàn Lập, tỉnh Kiến An.
          Ngày 20/10/1962 Hải Phòng Kiến An hợp nhất lấy tên là thành phố Hải Phòng. Từ dó đến nay Đoàn Lập thuộc huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng.

Nhân dân thôn Vân Đôi tổ chức khai quật Giếng cổ tìm lại thần tích Đền Canh Sơn(Đền Bì) được ghi trên tấm bia được cho là đã bị vùi xuống giếng vào năm 1980, tiếc là chỉ mới đào tới miệng giếng
phải dừng lại do giếng đã nằm hoàn toàn vào đường trục xã

Cuộc tìm kiếm thần tích và phục dựng Giếng cổ phải dừng lại

Một thủ tục chuẩn bị cho lễ hội cầu đảo(Lấy nước Đầm Bì để Tắm thánh)

Tặng cờ lưu niệm cho các đội bơi thuyền Cầu Đảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét