Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Tìm hiểu di sản văn hóa - Cầu đảo Đầm Bì

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
ĐỀN CANH SƠN TỤC GỌI ĐỀN BÌ THÔN VÂN ĐÔI XÃ ĐOÀN LẬP
(Sơ lược dấu mốc lịch sử  và lễ hội Cầu Đảo tại Đền)

Ngày 27/7/2016. Tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, Phòng VHTT Tiên Lãng đã chủ trì tổ chức cuộc thi tìm hiểu giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện, là huyện giàu truyền thống văn hóa, có tới 107 ngôi Chùa, 23 xã thị trấn và mỗi làng có thêm ít nhất 1 trung tâm tín ngưỡng, hiện nay huyện có 46 di tích đã được xếp hạng, có 10 di tích tham gia cuộc thi này – Đình nam, Canh Sơn, Đình Cựu Đôi, Đình Cổ Duy, Đền Hà Đới, Đình Đông, Đền Để Xuyên, Phủ Bắc Hưng, Đền Gắm.
Được sự quan tâm của các cấp ủy đảng chính quyền, ngành văn hóa thể thao đã tổ chức cuộc thi này để nhân dân trong huyện có điều kiện thăm quan lẫn nhau, tìm hiểu văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại. Dân gian vẫn có câu;
Đền Canh Sơn thôn Vân Đôi xã Đoàn lập huyện Tiên Lãng Hp

“ Thứ nhất Đền Bì, Thứ nhì Đền Gắm, Thứ ba Đền Hà” 
(xã Đoàn Lập có hai ngôi Đền Bì)
Di tích lịch sử văn hóa đền Canh Sơn hay Kinh Sơn tục gọi Đền Bì (Kinh Sơn Tên húy thần, gọi lái thành Canh Sơn tục gọi Đền Bì).Thuộc thôn Vân Đôi xã Đoàn Lập huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng. Nằm ẩn mình linh thiêng  dưới những tán lá từ 3 cây Bàng đại thụ đã vài trăm tuổi, chẳng biết đền được xây dựng từ bao giờ, chỉ biết Thần tích có chép lại rằng. Ban đầu đền dược dựng tạm bằng gạch ,đất mái lá, sau nhờ tiếng linh mà đền được thập phương xin tôn tạo
“Lụt Lạo thì tháo Cống Đôi.
Nhược bằng hạn hán thì bơi Đầm Bì.”     

Đền Kinh Sơn ở thôn Vân Đôi, Đền Kinh Sơn là một trong 5 ngôi đền thiêng của hàng huyện xưa - "Ngũ Linh Từ" . Hễ gặp phải năm hạn hán, đền là nơi tổ chức lễ hội cầu đảo nổi tiến linh ứng, hiện nay Đền kinh Sơn có kiến trúc đá lộ thiên rất độc đáo, Hoa văn tinh xảo, việc  xác định chính xác thần Kinh Sơn được thờ từ bao giờ thì các tài liệu lưu giữ hiện nay chưa cho phép. “Nhưng có thể biết được việc thờ tự này qua tư liệu bia đá còn lưu giữ, niên hiệu "Thành Thái Nhị Niên" tức năm 1890 tạm dịch như sau: " Xem hết tự điển trong hạt, đền thiềng Kinh Sơn một trong ngôi đền thiêng vậy. Đền ở xã Vân Đôi. Nhân đất ấy có đường Sơn Đôi lập nên đền để thờ phụng, phía trước đền có Bái Sa, mé dưới có Đầm Lôi. Sông núi linh thiêng hun thành chốn ấy. Phải năm hạn hán lấy bùn ở giữa lòng Đầm bôi lên, cầu đảo ắt linh ứng liền. Các triều phong tặng thượng thượng đẳng. Các dịp lễ tạ thần đều đã cho mưa, anh linh hiển hách tai mắt người đều thấy.
          Năm Tân Dậu, niên hiệu Tự Đức 14( 1860 ) tổng đốc đại nhân, quê thôn Đồng Thái, tỉnh Hà Tĩnh Tới Đền bái yết, cáo xin đổi làm đền gạch ngói, gieo tiền ba lần, xin được việc ấy.
          Năm kỉ Dậu, Nguyên Đại doãn Bùi đại nhân, tự là sĩ tốn, quê ở xã La Giang, huyện Tứ Kì đến cầu đảo xin lấy đá tu sửa bục đá tam cấp, ngài cũng cho việc ấy. Nay đại nhân thăng giữ ở Kính Thủ mà tâm đại nhân tư tại đền Kinh Sơn, trước thần linh, vượt sự xa cách, Đại doãn Đồng đại nhân tự là... quê ở xã Kinh Dương, huyện Bình Chánh, tỉnh Quảng Bình mưu tính với mọi người của bản huyện nhân đền cũ đổi thành đền mới, vẫn ủy cho các ông Huyện Đoàn Khang, phó tổng Xuân, Chánh tổng Khoái lo liệu mọi việc sửa sang; Xuất bạc tiền, đóng đất quan sức thuê chở đá núi Kính Chủ của quý chủ về làm một Long Đình, Lư Hương, Bình Hoa, Lồng đèn, Voi, Trụ mỗi thứ một đôi. Quy mô to lớn hơn người trước làm mà thêm hơn so với xưa, chẳng phải dễ dàng vậy thay ; Như Thái Sơn không đắp thành ra chẳng cao được, mà Kinh Sơn nổi tiếng với bốn xã: Đề Xuyên, Hà Đới, Cẩm Khê, Tử Đôi... Chốn linh từ để mãi chẳng hư nát, chẳng vì lấy đó mà thêm trọng vậy, hà tất cầu nhiều mà vô dụng. Theo cổ nhân phàm có hưng công tu tạo ấy, nguyên Đại doãn, thăng giữ Kinh Thủ Bùi Đại nhân đề xướng, mà Đồng đại Doãn chủ trì. Việc ấy thành thời mà do huyện đoàn Phạm Văn Khang, phó tổng Nguyễn Văn Xuân ở xã Vân Đôi; tổng chánh xã Xuân Lai Phạm Văn Khoái quê xã Dương Nham, huyện Hiệp Sơn, tổng đoàn cùng thợ đá vậy.
          Ngày tháng 2 năm Canh Dần khởi công, ngày tháng 6 hoàn thành...
                   Soạn bia tú tài Trần Đức Thiều, xã Tử Đôi
                   Viết bia Nguyễn Huy Đản xã Tiên Đôi Nội ".
          Qua nội dung văn bia giúp ta biết được Đền đã được tu sửa qua nhiều lần.Từ năm Tự Đức 14(1861) đều được làm bằng gạch ngói. Lần trùng tu lớn nhất vào năm Canh Dần niên hiệu Thành Thái thứ hai(1890). Tổng số tiền hưng công cho cho việc tôn tạo lên đến 2005 quan và 2 sào ruộng, có người mức đóng nhiều nhất là cựu chánh tổng Phạm Văn Khoái xã Xuân Lai tiền 800 quan, ruộng 1sào 5 tthước, thứ đến là Nguyễn Văn Xuân người bản xã tiền 450 quan, 10 thước ruộng( chiếm tới 62,4% trong tổng số lượng tiền hưng công ). Điều đó cho ta thấy hai vị  trên có vị  trí rất lớn trong tổng.
          Hàng năm, làng có hai lần tế tự tại Đền vào tháng 2 và tháng 8. Trong hương ước làng năm 1932 viết; " Làng chúng tôi có một cái đền thờ tự từ trước đến giờ có hai lần tế tự vào tháng hai và tháng tám như tục lệ ở Đình cả, còn dầu nhang quanh năm thì đã có người hàng tổng , hàng huyện đến tế lễ".
Đến nay lễ hội cầu đảo được nhân dân xã Đoàn lập tổ chức và trở thành lễ hội ttruyền thống được tổ chức 2năm/lần vào ngày 2/9 – Tuy nhiên cũng có khi lễ hội phải lui lại do những điều kiện khác nhau tác động.
(Bài viết dử dụng một số tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau; NGUYỄN THỊNH - 01626.818.168)

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

XÃ ĐOÀN LẬP: Tăng cường công tác an ninh trật tự

XÃ ĐOÀN LẬP: Tăng cường công tác an ninh trật tự

http://hpgov8815.hsp.vn/Portal/Default.aspx?Organization=XDLP

Tăng cường công tác an ninh trật tự






Tìm Mộ Cụ Trạng

GIẢ THIẾT MỚI
TÌM MỘ CỤ TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
QUA CÁC CÂU SẤM

I. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN MỘ PHẦN CỤ TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (viết tắt Cụ Trạng) sinh năm Tân Hợi đời vua Lê Thánh Tông, tức năm Hồng Đức thứ 22 (1491) tại làng Trung Am huyện Vĩnh Lại, Hải Dương, nay là làng Trung Am xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Cụ Trạng mất năm Ất Dậu (1585) hưởng thọ 95 tuổi.
 Trong sự nghiệp vì nước vì dân của mình, Cụ Trạng đã để lại cho các thế hệ mai sau những tác phẩm văn học có giá trị như: Tập thơ Bạch Vân, Trình quốc công Bạch vân thi tập, Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm thi tập hay còn gọi là Bạch Vân quốc ngữ thi (với hàng trăm bài thơ chữ Nôm)…. Người còn chủ trương xây chùa tôn thờ các danh nhân, bắc cầu giúp dân…
Nhưng có lẽ nổi tiếng hơn cả là những câu Sấm mà Cụ Trạng đã để lại. Cụ Trạng tinh thông về thuật số, tính theo Thái Ất Thần Kinh, tiên đoán được biến cố lịch sử xảy ra sau 400 năm; lời tiên tri cho hậu thế mà người đời gọi là “Sấm Trạng Trình”. Cụ được nhân dân truyền tụng và suy tôn là “nhà tiên tri” số một của Việt Nam. Nhiều câu Sấm của cụ vẫn chưa có lời giải. Nhiều đời vua, chúa thời đó đã theo lời tiên tri của Cụ Trạng mà tránh được binh đao và mở mang bờ cõi Việt như ngày nay. Trong cuộc đời Cụ Trạng vẫn còn nhiều bí ẩn mà sau khi Cụ mất đến nay vẫn chưa có lời giải. Mộ phần của cụ Trạng đã được nhiều nhà sử học, khoa học, nghiên cứu tâm linh… các thế hệ đi sau luôn mong mỏi kiếm tìm để việc thờ cúng Cụ Trạng theo đúng nghĩa của nó; nhưng đến nay chưa có kết quả. Phải chăng Cụ Trạng không để lại manh mối để tìm mộ phần của mình?          
Lý do để Tôi có ý định đi tìm mộ Cụ Trạng là hoàn toàn do ngẫu nhiên. Trong một lần về quê giỗ Tổ năm 2007 (Tôi thuộc giòng họ Đỗ Trung ở làng Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng), lần đầu tiên Tôi có vinh dự được đến Đền cụ Trạng ở xã Lý học để thắp hương. Tại đây, qua tiểu sử về Cụ Trạng, Tôi cảm thấy tự hào về vùng đất quê hương mình đã sản sinh ra một con người hào kiệt. Tên tuổi của Cụ Trạng đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, một nước lớn như Trung Quốc thời bấy giờ đã tôn trọng và gọi Cụ Trạng là “An Nam lý số hữu Trình Tuyền”
Năm 2014, do nhân duyên Tôi được một người bạn tên Phạm Thắng quê ở xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đưa về quê chơi. Khi về vùng quê này, Tôi được nghe 03 câu Sấm của Cụ Trạng lưu truyền trong nhân dân:
1. "Bao giờ Tiên Lãng xẻ đôi - Sông Hàn nối lại thì tôi lại về";
2.         “Kinh Lương chùa Đót Còn sót một ngôi
              Huyệt tại Thiên Lôi Anh hùng kế thế”;
3.                       “Táng tại ao Dương”.
Đồng thời, được đi tham quan một số danh thắng trong vùng: khu Mả Nghè nơi có mộ phần của Tiến sỹ Thượng thư Nhữ Văn Lan, cùng phu nhân là Vương Thị Nhuận (ông, bà Ngoại của Cụ Trạng) và con gái là Nhữ Thị Thục (Mẹ của cụ Trạng); mộ Tổ của giòng họ Nhữ; Chùa Đót, Đình Vận; khu vực cánh đồng Thiên Lôi (dân trong vùng đặt tên từ thời xa xưa). Từ đó, Tôi nảy sinh tâm nguyện là đi tìm mộ Cụ Trạng.
Về 03 câu Sấm truyền trên, Tôi chưa có nguồn tư liệu chuẩn để đối chứng có phải là câu Sấm của Cụ Trạng không. Các câu Sấm này được lưu truyền trong nhân dân và được phản ánh qua các phương tiện thông tin đại chúng cho đến ngày nay.
Câu Sấm
 "Bao giờ Tiên Lãng xẻ đôi - Sông Hàn nối lại thì tôi lại về"
Năm 1991, Nhà nước xây dựng cây cầu nối sông Hàn từ quê Vĩnh Bảo của Cụ Trạng sang Tiên Lãng; cũng năm đó, huyện Tiên Lãng có công trình đào kênh thuỷ lợi chia huyện thành 2 phần; sau hơn 400 năm câu Sấm này đã ứng nghiệm. 
Câu Sấm:
            “Kinh Lương chùa Đót Còn sót một ngôi
               Huyệt tại Thiên Lôi Anh hùng kế thế”

          Được đăng trên báo mạng Trí Việt trong bài Về vùng đất địa linh ở Hải Phòng ngày 06/9/2014 của 2 tác giả Sầm Thắng – Phạm Thắng.

 Trong Cuốn Văn Bia Tiên Lãng do PGS.TS Đỗ Thị Hảo, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội cùng các cộng sự đã tiến hành sưu tầm, biên dịch, chú giải vào năm 2008, tấm bia cổ nhất của Tiên Lãng chính là tấm bia ở chùa Đót Hoàng Đồ Củng cố Đót Sơn Tự Di Đà Phật Bi được dựng vào đời Vua Lê Thánh Tông Niên hiệu Hồng Đức thứ 22 vào năm 1491, trong đó ghi nhận Chùa Đót Sơn được xây dựng trong những năm 505-543 ở thời kỳ nước ta chịu sự đô hộ của nhà Lương Trung Quốc. Ngày nay, Chùa Đót Sơn (tên xưa là chùa Non Đông Tự; trong dân gian thường gọi là chùa Đót) nằm ở xã Cấp Tiến Huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầu những năm 1950, chùa bị chiến tranh tàn phá chỉ còn lại 01 gian bếp. nhân dân đã sửa chữa lại gian bếp, đưa các đồ thờ cúng còn sót lại của chùa vào để thờ cúng cho đến ngày nay.

Câu Sấm “Táng tại ao Dương”
Được đăng trên trang web Nguyễn Đình Minh (hội viên Hội nhà văn Việt Nam) trích đoạn viết: “Theo những truyền thuyết dân gian mà Ông Lương cao Rính (Hội văn nghệ dân gian Hải Phòng) sưu tầm trên bản gốc hiện được tôi trực tiếp lưu giữ có chuyện kể về những phút cuối đời của Cụ Trạng. Theo đó, vào phút lâm chung cụ Trạng gọi người con cả vào và viết lên lòng bàn tay 4 chữ “Táng tại Ao Dương”. Khi Cụ mất gia đình và học trò theo di huấn mang thi thể Cụ xuống thuyền đưa đi chôn cất tại địa điểm mà Cụ căn dặn. Ngày hôm sau tại Trung Am có tổ chức  lễ viếng Cụ linh đình và quan tài giả được khiêng đi chôn cất công khai. mộ phần này chỉ là mộ phần giả, lâu ngày thiên nhiên bào mòn rồi xóa sạch dấu tích”.
Đến nay (sau 430 năm), mộ của Cụ Trạng vẫn là một bí ẩn; địa danh Ao Dương ở đâu vẫn chưa có lời giải. Theo Tôi, 03 câu Sấm trên chính là những dấu tích Cụ Trạng đã để lại cho thế hệ sau biết cách thức để tìm mộ của mình.
Tôi cũng là người nghiên cứu về Tâm linh theo trường phái Mai Hoa Dịch Số của Cụ Thiệu Khang Tiết, nên cũng mạo muội đưa ra giả thiết của mình về nơi Cụ Trạng đang yên nghỉ, với mong muốn làm sáng tỏ được phần nào về giả thiết của mình về mộ phần của Cụ Trạng.
II. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ MỘ CỤ TRẠNG
1. Truyền thống dân tộc.
Dân tộc Việt hàng ngàn đời nay có truyền thống chôn cất người quá cố trong lòng đất (theo Hán Việt gọi là địa táng) để các thế hệ con cháu thờ cúng nhớ về tiên, tổ; khu mộ nổi tiếng nhất nước đó chính là mộ của Vua hùng ở tỉnh Phú Thọ. Do đó, mộ Cụ Trạng cũng không nằm ngoài truyền thống đó. Tôi loại trừ các hình thức an táng khác như hỏa táng, thủy táng của các dân tộc khác.
ông Đỗ Thái Quang

2. Do trình độ uyên thâm về lý học, số học của cụ Trạng.
* Cụ Trạng đã nhìn thấy trước sau khi mình chết sẽ có kẻ phá mộ của mình nên Cụ Trạng đã có những bước chuẩn bị trước cho mộ phần của mình.
          + Trong bài Một ngày trên quê hương Trạng Trình của tác giả Nguyễn Nhã Tiên trên TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG - SỐ 171 t. 5 năm 2009 trích đoạn viết:
Tôi đứng nhìn đền thờ Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm, một ngôi nhà ngói ba gian hai chái. Lịch sử một ngôi đền thờ cũng thăng trầm cung bậc như đời một con người, có khác gì đâu. Lần đầu, đền được xây dựng vào năm Trạng mất (1585). Vua nhà Mạc đã cấp cho làng Trung Am 3000 quan tiền và hàng trăm mẫu ruộng để tạo dựng đền thờ. Đích thân vua đề chữ "Mạc triều Trạng nguyên Tể tướng từ" lên trên biển gắn trước đền. Nhưng rồi "nương dâu bãi bê" bị đổ nát, cho đến thời Lê Trung hưng (1735) dân làng mới dựng lại.
Đến thời Minh Mạng (1833) đền Cụ Trạng lại bị phá. Chuyện phá đền lần này có liên quan đến câu sấm ký của Cụ Trạng lưu truyền lại: "Gia Long nhị đại, Vĩnh Lại vi vương". Nhà vua nghe được, tức giận lệnh cho Nguyễn Công Trứ phá đền (Cụ Nguyễn Công Trứ là một vị quan văn - võ song toàn đã đóng góp nhiều công lao cho đất nước thời đó); việc phá đền thành một giai thoại: khi đền phá ra, Cụ Trứ phát hiện có tấm bia ghi sẵn: "Minh Mạng thập tứ, thằng Trứ phá đền", mặt sau bia lại ghi: "Phá đền ta thì không được dự vào hàng nho sĩ". Đọc xong, Cụ Trứ lạnh toát cả người, bèn tâu vua xin cho được xây đền lại như cũ. Đền được xây dựng trên chính cái nền của Bạch Vân am ngày xưa.
Miếu Chùa Sùng Quang địa điểm có thể nghiên cứu (Bia hậu phật nhà Mạc)
3. Điều kiện, hoàn cảnh thời bấy giờ
* Trong giới tâm linh nhất là những người tài, giỏi như Cụ Trạng thì không bao giờ nói ra nơi cụ thể đặt mộ phần của mình. Thông thường, họ để lại ít nhất 03 địa danh cố định để những ai có nhân duyên hiểu được đúng ý thì mới có thể xác định được vị trí nơi đặt mộ.
* Vị trí mộ phải ở những chỗ ổn định, không bị thay đổi theo thời gian và không ai có thể xâm phạm được.
+ Người Việt có truyền thống thờ cúng thần linh, thờ cúng tổ tiên… đó là những chỗ linh thiêng trong tâm thức người Việt mà rất ít kẻ giám xâm phạm. Cụ thể như đình, đền, miếu…bởi thế, trải qua ngàn năm trên khắp các vùng đất bắc bộ hiện nay còn tồn tại hàng chục ngàn ngôi Đình, đền, miếu…
          - Đền thờ là nơi để thờ cúng một vị thần hoặc một danh nhân quá cố. Nhiều đền thờ dành cho các thần thánh trong tôn giáo hoặc tín ngưỡng địa phương.
- Đình là nơi thờ cúng Thành Hoàng (người có công tạo dựng nên khu dân cư đó) trong dân gian thường gọi là Thánh.
- Miếu cũng là nơi để thờ cúng nhưng nhỏ hơn đền, đình. Miếu thường được xây dựng ở nơi xa làng, yên tĩnh. Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu. Với miếu thì ai có điều kiện cũng có thể tự xây dựng được, chọn địa điểm và thờ cúng đối tượng gì là do người có công xây dựng đặt ra.
+ Về nguyên tắc tâm linh: đình, đền, miếu ở những vị trí đất đẹp, bên dưới không có cốt, trừ trường hợp đặc biệt.
* Thời của Cụ Trạng, trên vùng đất Cụ sinh sống đã có chùa, đình và đền để thờ cúng thần, thánh và được nhân dân rất sùng tín thờ cúng; trong chùa thường có khu đất riêng dành để táng các nhà sư tiền bối (không táng người ngoài); đình và đền là nơi thờ cúng chung của cộng đồng dân cư, nếu có làm gì ở những khu vực đó thì rất nhiều người biết và động chạm đến tâm linh. Do đó, Cụ Trạng không bao giờ chọn những nơi có đất là đền, đình để làm nơi đặt mộ phần của mình.
* Chỉ còn một giả thiết là mộ thật của Cụ Trạng đặt ở những nơi có miếu vì:
+ Thời Cụ Trạng còn sống (thế kỷ 16) vùng đất Vĩnh Bảo, Tiên Lãng bấy giờ là vùng đất ven biển hoang vu, dân cư thưa thớt, chủ yếu dân từ nhiều vùng, miền khác nhau về đây khai hoang lấn biển.
+ Miếu có xây dựng ở vùng này thì cũng không ai biết, đảm bảo được tính bí mật, an toàn; đến khi biết thì cũng chỉ biết là nơi thờ cúng thôi, nhân dân quanh vùng khi có điều kiện ra đây để thờ cúng (trừ những người trong cuộc có mục đích từ trước biết mà không ai nói ra).
+ Nếu lấy miếu làm nơi đặt mộ thì thật tuyệt hảo; theo suy luận của Tôi, ngay từ thời Cụ còn sống, có thể Cụ đã chọn trước vị trí đất phù hợp với mệnh của Cụ (mệnh của Cụ là Khôn thổ), đồng thời cho xây dựng miếu trước; để khi mất những người tâm phúc với Cụ đưa thi hài của cụ vào đó; không làm ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường xung quanh và không sợ người đời quấy nhiễu; đồng thời, nhân dân vẫn đến thắp hương thờ cúng. Do đó, Tôi thiên về giả thiết này.

4. Đi tìm những địa danh để xác định vị trí đặt mộ Cụ Trạng.
Những nhà tâm linh xưa cho rằng có ba yếu tố tác động cuộc sống con người đó là: THIÊN - ĐỊA - NHÂN.
THIÊN là những gì của tự nhiên (thời tiết, khí hậu, các biến đổi khác của trái đất…) mà con người biết và chưa biết, gán ghép cho THIÊN sức mạnh tuyệt đối, vô hình (tên gọi khác là TRỜI); ĐỊA là đất; NHÂN là người. Ba yếu tố này mà hòa hợp thì cuộc sống của con người ở thế giới thực và tâm linh đều tốt. Do đó, từ xưa đến nay những nhà tâm linh và nhiều người bình thường khác đều áp dụng, tuân theo ba yếu tố này đối với người đang sống cũng như những người đã khuất.
Tôi cũng áp dụng 03 yếu tố này để tìm mộ Cụ Trạng.
a) Vị trí thứ nhất (THIÊN).
“Kinh Lương chùa Đót Còn sót một ngôi
Huyệt tại Thiên Lôi Anh hùng kế thế”
Thiên văn học phương đông, từ xa xưa đã biết dùng các ngôi sao trên trời để xác định phương hướng; xem Bắc cực là trung tâm của vũ trụ, là nơi ở của Thần; ở đó có chùm sao Tiểu Hùng, trong đó có Sao Bắc Cực là ngôi sao sáng nhất, đứng yên tương đối duy nhất so với các ngôi sao khác (tên khác là Sao Bắc Thần). Từ đó, các nhà Thiên văn học phương đông qui ước Sao Bắc Cực là hướng chính Bắc và qui định các hướng còn lại như ngày nay (đông, tây, nam, bắc).
Phân tích câu: Kinh Lương chùa Đót còn sót một ngôi
Trong các văn bia cổ của huyện
Trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp (năm 1946 - 1954) Chùa Đót ở Kinh Lương bị tàn phá chỉ còn sót lại duy nhất 01 gian bếp; nhân dân đã chuyển đồ thờ cúng còn sót lại vào gian bếp này để thờ cúng từ đó cho đến ngày nay; câu Sấm của Cụ Trạng sau hơn 400 năm đã ứng nghiệm.        
Tượng đài cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm
Theo nghĩa bóng “một ngôi” ở đây theo Tôi hiểu tương ứng với một ngôi sao. Theo quan niệm người xưa, thì Thần ở hướng Bắc. Ở hướng Bắc có một ngôi sao đứng yên nhất trên bầu trời đó là Sao Bắc Cực. Người xưa đã biết dùng ngôi sao này để xác định phương hướng trong đi lại. Ở Việt Nam, chùa là nơi thờ Đức phật Thích Ca Mô Ni, thờ cúng ở chùa được coi là thờ thần. Chùa Đót cũng là một nơi như thế; có nghĩa là vị trí Chùa Đót tương ứng với ngôi Sao Bắc Cực; theo suy luận cá nhân: Vị trí của Chùa Đót chính là mốc ở hướng chính Bắc so với vị trí  khu vực đặt mộ của Cụ Trạng.
b) Vị trí thứ 2 (NHÂN):
Sau khi từ quan, Cụ Trạng  về quê ở ẩn, xây quán Trung Tân ở bến Trung Lệ bên bờ Tuyết Giang, dựng Bạch Vân Am và lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ mở trường dạy học, do đó học trò gọi ông là “Tuyết giang Phu tử”. Vị trí Bạch Vân Am xưa thì nay chính là nơi lập đền thờ Cụ Trạng tại xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
Nhà sử học Ngô Đăng Lợi đã dịch một tài liệu sưu tầm, được cho là bút tích của Cụ Trạng: “Tôi viết biển đề tên Quán Trung Tân. Có người hỏi tôi: Quán tên là Trung Tân có ý nghĩa như thế nào? Tôi trả lời rằng: Trung là đạo trung, giữ được toàn thiện là trung, trái lại thì không phải là trung. Còn Tân là bến để đậu, biết chỗ bến đậu đúng thì là bến chính, nếu đậu sai chỗ là bến mê... Xin ghi vào đá để lưu lại lâu dài. Tháng Mạnh xuân, niên hiệu Quảng Hoà thứ ba (1543) Tiến sĩ cập đệ khoa Ất Mùi (1535) Lại bộ Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ Tư chính Khanh Trung Am, Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn”.
Cụ Trạng đã gắn bó với Bạch Vân Am cho đến hết cuộc đời của mình. Đây là địa điểm Cụ Trạng đã lựa chọn, thể hiện cái tâm, cái tầm của Cụ. Sau khi Cụ Trạng mất (năm 1585) Vua nhà Mạc ghi nhận công ơn của Cụ Trạng nên đã cấp cho làng Trung Am 3000 quan tiền và hàng trăm mẫu ruộng để tạo dựng đền thờ trên nền đất Bạch Vân Am. Đích thân vua ban chữ đề "Mạc triều Trạng nguyên Tể tướng từ" lên trên biển gắn trước đền.
ông thật xứng đáng với câu đối đã ghi ở đền thờ tại Bạch Vân Am: "Kế tuyệt, phù suy Chư Cát Lượng - Tri lai, tàng vãng Thiệu Nghiên Phu" (Nối được cái  đã đứt, đỡ được cái đã suy như Chư  Cát Lượng - Tìm hiểu việc đã qua, dự đoán việc mai sau như Thiệu Nghiên Phu). 
Bạch Vân Am chính là nơi để Cụ Trạng thể hiện những gì là cái Tôi của Mình. Bạch Vân Am ứng với con người Cụ. Từ những luận điểm này, Tôi lấy vị trí đền thờ Cụ Trạng ngày nay tương ứng với chữ “NHÂN”là mốc thứ 2 để xác định vị trí mộ của Cụ Trạng. Trong giới tâm linh, có nhiều trường phái khác nhau, nhìn nhận thế giới hiện tại dưới nhiều góc độ khác nhau. Do đó, Tôi đưa quan điểm của mình với mong muốn để học hỏi và trao đổi.
 Đền long bì (Đền Bì)
Đền Canh Sơn (Đền Bì)
Là hai địa điểm không thể bỏ qua trong nghiên cứu này
c) Vị trí thứ 3 (ĐỊA).
Phân tích câu: Huyệt tại Thiên Lôi Anh hùng kế thế
Tạm giải nghĩa câu này theo nghĩa đen có nghĩa là mộ ở cánh đồng Thiên Lôi, nếu tìm được mộ sẽ có anh hùng nối tiếp. Tại xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng (ngày nay) có cánh đồng Thiên Lôi, cánh đồng này hay bị sét đánh; dân quanh vùng gọi là cánh đồng Thiên Lôi và không ai biết có tên gọi đó từ bao giờ; vị trí cánh đồng này ở giữa Chùa Đót và Bạch Vân Am xưa (nơi Cụ Trạng ở).
Nếu như mộ của Cụ Trạng ở cánh đồng Thiên Lôi như lời Sấm thì đơn giản quá, không đúng với con người cụ, không đúng với “Thái Ất Thần Kinh”; về tâm linh, không ai chọn chỗ đặt mộ cho mình ở nhưng nơi hay bị sét đánh; trong dân gian có câu “Trời đánh, Thánh vật” để chỉ những người ngỗ nghịch. Do đó, Tôi loại trừ khả năng mộ của Cụ Trạng nằm ở khu vực này. 
Tuy nhiên, theo các nhà tâm linh học từ Thiên Lôi lại mang hàm ý khác. Theo truyền thuyết, Thiên Lôi là một ông quan trên Thiên đình (trên trời) chuyên cai quản về sấm, sét. Thiên Lôi đồng nghĩa với hướng chính Đông (hướng chấn thuộc về Mộc); gắn với một ngôi sao chủ của hướng đông đó là sao Mộc Tinh. Theo Tôi hiểu: Nếu đứng ở cánh đồng Thiên Lôi thì vị trí Huyệt (mộ) của Cụ Trạng nằm về phía Đông của cánh đồng (phía mặt trời mọc). Ở thời của Cụ Trạng, vùng đất phía Đông có tên gọi là Dương Áo. Cánh đồng Thiên Lôi và Dương áo là hai địa danh rộng lớn lại chưa có mốc nào làm chuẩn nên chưa thể xác định rõ rằng tọa độ để làm căn cứ xác định khu vực nghi có mộ Cụ Trạng.
Như phần đầu đã nêu, trước khi Cụ Trạng mất, Cụ đã để lại bốn chữ:
“Táng tại ao Dương”
 Đây là câu rất thực, nhưng cũng là câu rất hư, ai muốn hiểu như thế nào là tùy tâm, thực là Ao Dương, mà hư cũng là Ao Dương. Từ khi Cụ Trạng mất đến nay, chưa ai tìm được  địa danh Ao Dương nằm ở đâu. Theo Tôi nghĩ: Câu này Cụ Trạng đã dùng lối chơi chữ để thế hệ sau theo đó mà tìm vì:
Nếu đọc ngược lại câu của Cụ Trạng thì ta được Dương Ao hay Dương Áo. Ngược dòng thời gian, địa danh Dương Áo có từ thời nhà Trần (thế kỷ thứ XIII); tên một đồn binh ở ven biển do nhà Trần lập nên để bảo về biển, đảo của đất Việt (trước khi Cụ Trạng ra đời); địa danh này tồn tại đến ngày nay và cũng không thay đổi tên gọi (thời Cụ Trạng, Dương Áo nằm ở cực Đông giáp biển). Địa danh Dương Áo nay nằm ở xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
 

Trước khi mất, Cụ Trạng đã cho biết địa danh cuối cùng Ao Dương đọc lái là Dương Áo (địa danh này để xác định tọa độ khu vực mộ của Cụ Trạng). Qua khảo cứu ở huyện Tiên Lãng, xã Hùng Thắng, thôn Dương Áo có đền thờ Hà Bạc (thờ thần thánh có công dạy dân nghề sông nước). Theo suy luận, từ Ao Dương trong câu Sấm của Cụ Trạng chỉ nơi có liên quan đến nước, phải chăng ý Cụ Trạng muốn ám chỉ đền thờ Hà Bạc chính là vị trí để xác định nhân tố cuối cùng là ĐỊA không? để xác định khu vực mộ của Cụ Trạng theo những câu Sấm truyền.
Sau khi có đủ 3 yếu tố “THIÊN – ĐỊA – NHÂN” đối chiếu trên bản  đồ vệ tinh của WIKIMAPIA.ORG, đánh dấu 3 điểm (chùa Đót –  đền thờ Hà Bạc – Bạch Vân Am) trên bản đồ thì tạo thành một tam giác (hình dưới) thì khu vực trung tâm của  tam giác này là ở khu vực giáp ranh giữa  xã Tiên Minh và xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
         
Cần có khảo sát kỹ khu vực tâm điểm của tam giác “THIÊN - ĐỊA - NHÂN” để tìm hiểu các ngôi miếu trong khu vực, để từ đó tìm các ngôi miếu thờ ở khu vực này có nguồn gốc, lịch sử trùng với thời kỳ sinh sống của Cụ Trạng. Ngôi miếu nào có cốt (xương) thì nhiều khả năng đó là nơi Cụ Trạng yên nghỉ (vì dưới miếu không có cốt, nếu có thì chỉ có Cụ Trạng mới làm được).
Trong một lần về khảo cứu (tháng 06/2015), Tôi đã đến một ngôi miếu (02 hình dưới) có tên: “NAM THÔN CHI MIẾU” nằm ngay phía sau UBND xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng; qua tìm hiểu được các cụ cao niên trong xóm cho biết: Ngôi miếu này có từ lâu đời (không rõ năm xây dựng), trước năm 1945 là ngôi miếu to ba gian, hai trái, làm bằng gỗ lim; từ 1945 – 1954, do chiến tranh miếu bị tàn phá hoàn toàn; sau năm 1954, có một ông họ Vũ đã bỏ tiền, của dựng lại ngôi miếu như ngày nay (bé hơn ngôi miếu cũ  nhiều); có nhiều ý kiến khác nhau về việc thờ cúng ở ngôi miếu này, nên chưa rõ ngôi miếu này thờ gì.
   
Không rõ có phương tiện gì có thể kiểm tra dưới nền đất của những miếu cần khảo cứu có cốt hay không?
Bài viết này dựa trên những phỏng đoán, những suy luận cá nhân của Tôi. Tôi mong muốn được chia sẻ, trao đổi suy nghĩ của mình đến với những người có tâm nguyện tìm mộ Cụ Trạng; đây mới chỉ là khởi đầu công việc Tôi đang làm, hy vọng sẽ có nhiều người cùng đồng tâm, hiệp lực, chung sức, chung lòng đi tìm mộ Cụ Trạng cho dù công việc này như “mò kim đáy biển” thì Tôi vẫn tiếp tục kiếm tìm.
Chỉ khi tìm được mộ Cụ Trạng thì việc thờ cúng Cụ mới được đúng với ý nghĩa đầy đủ, trọn vẹn đối với với Bậc danh nhân văn hóa, nhà tâm linh số một của Việt Nam “An Nam lý số hữu Trình Tuyền”.
Đỗ Thái Quang – thôn Cổ Am, huyện Vĩnh bảo, TP Hải Phòng

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Tên xã Đoàn Lập có từ bao giờ


http://hpgov8815.hsp.vn/Portal/Detail.aspx?Organization=XDLP&MenuID=10595&ContentID=76260

Tên xã Đoàn Lâp có từ khi nào



Vùng đất tổng tử đôi
Đoàn lập - tiên lãng - hải phòng
Đoàn Lập, Ngày 01 tháng 01 năm 2009.
        Tử Đôi là một tổng trong 30 tổng của huyện Tiên Lãng xưa, nằm phía Nam Huyện cách trung tâm thành phố 25 Km về hướng Nam. Tổng Tử Đôi bao gồm các thôn:
Xuân Lai, Xuân Quang, Xuân Hòa (Nay thuộc xã Bạch Đằng) và các thôn - Nhân Vực, Hộ Tứ Nội, Hộ Tứ Ngoại, Đông Xuyên Nội, Vân Đôi, Tử Đôi, Tiên Đôi Nội, Tỉnh Lạc, Đông Xuyên Ngoại (thuộc Đoàn Lập).Phía đông giáp Tiên Minh và Quang Phục, phía Tây giáp Cấp Tiến và Kiến Thiết, phia Bắc giáp Phác Xuyên thuộc Tổng Phú Kê, Phía Nam giáp Huyện Vĩnh Bảo qua  sông Thái Bình.
          Tử đôi gồm  12 thôn làng được tích tụ bởi hai con sông Thái Bình và sông Văn úc. Tổng Tử Đôi xưa có hệ thống kênh mương chằng chịt bên cạnh những đần Hồ tự nhiên. Từ Tổng Tử Đôi có thể xuôi sông Thái Bình chừng 8 Km là ra được cửa Thái Bình.
          Sông Thái Bình Tục gọi là sông Lâu Khê là một trong con sông lớn ở Miền Bắc. Trong lịch sử sông Thái Bình đã đổi dòng nhiều lần và mở rộng huyện Tiên Lãng.
          Về địa hình Tổng Tử Đôi mang hai dạng - Một là dạng địa hình vụng biển, dạng thứ hai là: Cồn cát cao , nằm  về phía Nam của huyện lỵ có hướng kéo dài theo phương Đông Bắc Tây Nam - Hai là: dạng địa hình có có nguồn gốc sông hiện nay. Tổng Tử Đôi một phần lớn đất đai, Đầm, Hồ, là dấu tích của dòng sông cổ. Đầm Vòng, Đầm Nhân Vực  hiện nay là dấu tích của một đoạn sông cổ đã chết do sự thay đổi dòng chy, Đầm  Vòng rộng 90ha, Đầm Nhân Vực rộng 100ha.
          Vị trí có tác động rất lớn đến đặc điểm tự nhiên, con người tổng tử đôi, nó đã góp phần tạo nên những nét riêng của tổng so với nhiều làng quê khác .
          I/ Tổng Tử Đôi qua các thời kì lịch sử:
          Tổng Tử Đôi xưa thuộc huyện Tiên Minh, Tên Tử Đôi xuất hiện từ bao giờ thì chưa chính xác chỉ biết rằng vào đầu thế kỉ XIX, theo sách ghi tên làng xã đầu tiên thế kỉ XIX đã có tên Tổng Tử Đôi thuộc huyện Tiên Minh, Phủ Nam Sách , Trấn Hải Dương ( Huyện Tiên Minh với Thanh Hà trước kia là một, gọi là Bình Hà - Thời Lê tách thành Thanh Hà và Tân Minh nhưng do kiêng tên húy Lê Kính Tông lên gọi Tiên Minh ) - Như vậy tên Tiên Minh có từ thời Lê Kính Tông. Theo dư địa chí của Nguyễn Trãi thì Tiên Minh có 92 xã 12 trang.
          Thời Gia Long phủ Nam Sách lệ vào trấn Hải Dương, Tử Đôi lúc này chính thức xuất hiện với tư cách là Tổng Tử Đôi thuộc huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, xứ Hải Dương: Tổng Tử Đôi có 10 xã thôn đó là: Tử đôi, Ngạc Tứ, thôn Nội, Ngoại ( xã Tiên Đôi ), Nhân Vực, Tỉnh Lạc, Xuân Lai, Đông Xuyên, Vân Đôi, Xuân Quang.
          Năm Minh Mạng 12(1832) Tổng Tử Đôi thuộc huyện Tiên minh, Phủ Nam Sách, Tỉnh Hải Dương.
          Sang Thành Thái (1889 - 1907) Vì kiêng húy, nên huyện Tiên Minh lại được đổi thành Tiên Lãng.
          Thời Pháp thuộc Tổng Tử Đôi, phủ Nam Sách, tỉnh Kiến An.
          31/1/1898 Tổng Tử Đôi thuộc phủ Nam Sách tỉnh Hải Phòng.
          Năm 1902 tỉnh Hải Phòng đổi tên thành tỉnh Phù Liễn. Tổng Tử Đôi thuộc phủ Nam Sách, tỉnh Phù Liễn.
          Năm 1906 Phù Liễn đổi thành Kiến An .tổng Tử Đôi thuộc phủ Nam Sách tỉnh Kiến An.
          Đầu thế kỉ XX tổng Tử Đôi gồm 11 xã : Tử Đôi , Vân đôi, Tỉnh Lạc, Đông Xuyên (hai thôn Nội và Ngoại), Tiên Đôi Nội, Tiên Đôi Ngoại, Xuân Lai, Xuân Hòa, Xuân Quang, Hộ Tứ (hai thôn Nội và Ngoại) , Nhân Vực.
          Sau năm 1945 tổng Tử đôi được tách làm hai. các xã Xuân Lai, Xuân Hòa, Xuân Quang chuyển thành thôn để cùng thôn Phác Xuyên (trước thuộc tổng Phú Kê) lập nên xã Bạch Đằng, các xã còn lại của tổng Tử Đôi cũ gồm: Nhân Vực, Hộ Tứ Nội, Hộ Tứ Ngoại, Đông Xuyên Nội, Tiên đôi Nội, Vân Đôi, Tiên Đôi Ngoại , Tử Đôi, Tỉnh Lạc, Đông Xuyên Ngoại được chuyển thành các thôn thuộc xã Đoàn Lập, tỉnh Kiến An.
          Ngày 20/10/1962 Hải Phòng Kiến An hợp nhất lấy tên là thành phố Hải Phòng. Từ dó đến nay Đoàn Lập thuộc huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng.

Nhân dân thôn Vân Đôi tổ chức khai quật Giếng cổ tìm lại thần tích Đền Canh Sơn(Đền Bì) được ghi trên tấm bia được cho là đã bị vùi xuống giếng vào năm 1980, tiếc là chỉ mới đào tới miệng giếng
phải dừng lại do giếng đã nằm hoàn toàn vào đường trục xã

Cuộc tìm kiếm thần tích và phục dựng Giếng cổ phải dừng lại

Một thủ tục chuẩn bị cho lễ hội cầu đảo(Lấy nước Đầm Bì để Tắm thánh)

Tặng cờ lưu niệm cho các đội bơi thuyền Cầu Đảo

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Bát hương đá bị lấy cắp

Bát hương bằng đá xanh vỡ bị trộm
05/10/2016 - 10:43
Bát hương vỡ nhưng cũng bị bọn trộm cắp lấy đi. Đây là bát hương tại đền Bì thôn Tử Đôi xã Đoàn Lập huyện Tiên Lãng. Không roc chúng lấy vì mục đích chính xác làm gì vì là đá thì chất liệu hẳn phải hàng tỉ năm rồi, còn  hoa văn thì không phải là khó đối với công nghệ hiện nay, bát hương lại vỡ. bọn trộm thường giả danh khách viếng thăm để dò la tin tức sau đó tìm người địa phương làm nội ứng đợi thời cơ thuận lợi như buổi trưa, buổi nhập nhoạng tối, nửa đêm về sáng, hoặc khi trời mưa to gió lớn trong đêm. Rất mong nhân dân có thông tin gì về bát hương hay có thông tin khác lạ về kẻ trộm xin nhanh chóng báo cơ quan chức năng đẻ kịp thời ngăn ngừa những sự việc khác tương tự có thể diễn ra.
Nguyễn Văn Thịnh: ĐT; 01639353222








Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Bát hương đá bị đánh cắp



Cổ vật 1917 bị đánh cắp
02/10/2016 - 16:44
Cổ vật là Lư Hương, chất liệu đá xanh, cao 45cm, rộng 31cm, dài 37cm, cổ vật được viện hán nôm khảo sát và kê khai xác định Lư Hương năm 1917, đây là một giá trị di sản kiến trúc, giá trị và "độc" ở chỗ ngôi đền được xây dựng ở một vùng đồng bằng không có núi non, nhân dân nghèo nàn, đền lộ thiên và hoàn toàn được xây dựng bằng đá xanh, nhang án, sập thờ nguyên khối ước trên 3 - 5 tấn, nơi đây vốn là nơi tự hào của người dân là biểu tượng thiêng liêng bao đời của người dân xã Đoàn lập, hoa văn toàn bộ dược khắc trạm nổi cực kỳ tinh xảo, đền được xây dựng dưới 3 gốc cây Bàng đại thụ càng tăng thêm vẻ huyền bí thiêng liêng của đền, kiến trúc độc đáo chưa từng thấy có ở bất cứ nơi nào, nơi đây là 1 trong 2 địa điểm tổ chức lễ hội cầu đảo của xã Đoàn Lập trong hệ thống Ngũ Linh Từ huyện Tiên Lãng đây cũng là lễ hội vô cùng độc đáo (Có thể tổ chức liên tục hàng tháng thậm chí là 2-3 tháng liền, nhưng cũng có khi gián đoạn tới 75 năm mới tổ chức) . Nhưng đáng tiếc gần đây bọn trộm cắp mất nhân tính đã lấy đi những cổ vật này mặc dù cổ vật không có giá trị gì về kinh tế (Buôn đồ cổ), mà giá trị  không gì có thể đánh đổi đó là tín ngưỡng dân tộc, niềm tự hào kiêu hãnh của cha ông với nét tinh xảo hoa văn được thủ công hoàn toàn. Tôi viết lên những dòng này cũng là để cảnh báo toàn thể nhân dân hãy chung tay bảo vệ những di sản cha ông để lại - không mua bán tàng chữ cổ vật, không lấy cổ vật, bảo vật làm thú chơi, báo cơ quan chức năng khi thấy cổ vật lạ và nơi đặt không thuộc về nó
Nguyễn Văn Thịnh - ĐT: 01639353222

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

THIÊN LÝ ĐỘC HÀNH: Đền Bì

THIÊN LÝ ĐỘC HÀNH: Đền Bì:  Bản kê khai thần tích năm 1938  Bài phát biểu của ông trần Rãm làng Tử Đôi huyện Tiên Lãng tp hải Phòng tại hội thảo khoa học Ngũ Li...

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

CUONG CHE DAM BI - VUON TOI VINH QUANG VA CHIEN THANG-VHDL/ AVSEQ01.DAT.005

Hai phong - có một làng quê AVSEQ01.DAT.003

BOI THUYEN TRUYEN THONG AVSEQ01.DAT.006

Boi thuyen cau dao trong Le Hoi ruoc Ngu Linh Tu Sau gan 70 nam khoi phu...

Boi thuyen le hoi cau mua WP 20130902 028

Những thành công lớn của năm 2015

Việc tuyển chọn quân nhân còn gặp nhiều khó khăn



 Một năm thắng lợi vui mừng tổ chức nhiều hoạt động (Di tích Miếu - Chùa Sùng Quang thôn Tiên Đôi Nội)



 Những con đường mới , rau màu xanh tốt - một năm bội thu 









Kinh tế thắng lợi -Văn hóa vui tươi tổ chức và tham gia nhiều hoạt động lớn