Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

Đền Bì - Vân Đôi - Đoàn Lập - Tiên Lãng

https://www.youtube.com/watch?v=ShdQdZAKkhw
Đền bì thôn Vân đôi - Đền Bì Trên thuộc xã Đoàn Lập huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

Hình ảnh hai con rồng hướng về quả cầu lửa có ý nghĩ gì?

Hình ảnh hai con rồng hướng về quả cầu lửa có ý nghĩ gì?

Có lẽ ít ai biết ý nghĩa của hình ảnh đôi rồng hướng về quả cầu lửa trên nóc các đình, chùa.
Trong văn hóa của người Việt Nam, rồng luôn ở vị trí tối thượng, thể hiện cho quyền uy, sức mạnh tuyệt đối của các đấng Thiên Tử. Rồng cũng đứng đầu trong tứ linh “Long, ly, quy, phụng”.
Trong văn hóa của người Việt Nam, Rồng luôn ở vị trí tối thượng, thể hiện quyền uy sức mạnh của các Thiên tử. Ảnh: internet.
Trong văn hóa của người Việt Nam, Rồng luôn ở vị trí tối thượng, thể hiện quyền uy sức mạnh của các Thiên tử. Ảnh: internet.
Dân tộc ta cũng có nhiều truyền thuyết về Rồng bởi nó gắn liền với mây, mưa, với việc trồng lúa nước, với sự tích "Con Rồng Cháu Tiên"...
Hình ảnh con rồng đã dần dần ǎn sâu vào tâm thức của người Việt. Nhiều nơi ở dải đất hình chữ S cũng có những địa danh gắn với linh vật này như Hà Nội là thủ đô cả nước, với tên gọi đầu tiên Thăng Long ( tức Rồng bay); Vùng Đông Bắc nước ta có Hạ Long (tức Rồng hạ) là một trong những thắng cảnh đẹp nhất cả nước hay Đồng bằng Nam Bộ phì nhiêu được làm nên bởi dòng sông mang tên Cửu Long ( tức Chín rồng).
Rồng không những là biểu tượng cho xuất xứ nòi giống dân tộc Việt Nam, mà còn là thần linh, chủ của nguồn nước, mang lại sức sống mãnh liệt, làm cho mùa màng tốt tươi.
Rồng cũng là biểu tượng của sức mạnh, chính vì vậy, các vua chúa đã lấy hình tượng rồng đại diện cho uy lực triều đình. Thời Lê, rồng trở thành bản mệnh của nhà vua và hình tượng rồng được thêu lên tấm áo vua mặc.
Hình ảnh đôi rồng hướng về quả cầu lửa luôn xuất hiện trên các nóc đình, chùa. Ảnh: internet.
Hình ảnh đôi rồng hướng về quả cầu lửa luôn xuất hiện trên các nóc đình, chùa. Ảnh: internet.
Xoay quanh hình ảnh hai con rồng hướng về quả cầu lửa chính giữa xuất hiện trên các nóc đình, chùa đã từng một thời gây tranh cãi gáy gắt trong giới khoa học. Đa số ý kiến đều cho rằng đó là hình tượng “lưỡng long chầu nguyệt”, biểu tượng cho sự cát tường của người Việt.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì đôi rồng hướng về "quả cầu lửa" không phải là "Lưỡng long chầu nguyệt". Có thể gọi đó là "Lưỡng long tranh châu" chính xác hơn.
Theo ông giải thích, con rồng là biểu tượng của sức mạnh vũ trụ mà cụ thể là hai lực tương tác Âm - Dương. Khi thể hiện hai con rồng thì không con nào ngậm châu cả. Vì sao? Vì hình tượng hai con rồng là biểu tượng lực Âm - Dương cân bằng, hạt châu lại là biểu tượng của Thái cực, là biểu tượng của vũ trụ.
Nếu hai con rồng đều ngậm châu thì đó là hình ảnh sai lầm do người làm ra thiếu hiểu biết hoặc rập khuôn theo mô-típ chung. Bởi không thể có hai vũ trụ, chỉ khi thể hiện một con rồng - tức là một âm (hoặc một dương) thì mới ngậm châu. Đây chính là biểu tượng của một trong hai thế lực âm (hoặc dương) đang chi phối vũ trụ (âm thịnh thì dương suy hoặc ngược lại).
Hình ảnh này từng gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học bởi những thuật ngữ tồn tại xung quanh nó. Ảnh: internet.
Hình ảnh này từng gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học bởi những thuật ngữ tồn tại xung quanh nó. Ảnh: internet.
 Ông Tuấn Anh cũng lưu ý, thuật ngữ "Lưỡng long chầu nguyệt" rất có thể bắt nguồn từ "lý ngư vọng nguyệt" (cá chép ngóng về mặt trăng, tất nhiên mặt trăng ở đây là cái bóng dưới nước).
Tuy nhiên, thuật ngữ "Lưỡng long chầu nguyệt" xuất hiện ngay từ những năm 1930. Trong một cuốn sách nghiên cứu về văn hoá dân gian Việt Nam của nhà nghiên cứu Việt Nam học người Pháp là Le Brenton đã đề cập đến thuật ngữ này một cách rõ ràng. Trong đó, ông cho rằng, hình ảnh "Lưỡng long chầu nguyệt" là có thật và nó bị lai tạo hình ảnh rồng và tính đặc trưng trong quan niệm của người Trung Hoa.
Và ngay trên các mái đình, đền, chùa, miếu, hình ảnh "Lưỡng long chầu nguyệt" cũng được thể hiện với đặc điểm là "đuôi chổng lên, đầu chúc xuống, mắt ngước lên nhìn mặt trăng với ý nghĩa thuần phục". Đó là biểu tượng cho tâm linh thần phục thánh thần.
Hình ảnh "Lưỡng long chầu nguyệt" đích thực theo khảo sát của các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, hiện tại còn rất ít nếu không muốn nói là cực hiếm. Cho nên, nhiều người lầm tưởng hình ảnh giữa "Lưỡng long chầu nguyệt" và "Lưỡng long tranh châu" là điều khó tránh khỏi.


Hình ảnh hạc đứng trên lưng rùa có ý nghĩa gì?

Hình ảnh hạc đứng trên lưng rùa có ý nghĩa gì?
 (PL+) - Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao con hạc lại đứng trên lưng con rùa chứ không phải là một con vật khác?. Tiếp theo Giải mã biểu tượng văn hóa phần 1, hãy cùng chúng tôi giải mã các biểu tượng văn hóa đầy thú vị này.
Đến tham quan các khu đền, miếu, đình, chùa, không khó để bắt gặp hình ảnh chú rùa thấp bé đang cõng trên lưng con chim hạc cao lêu khêu. Ngoài ra, không chỉ ở các đền chùa mà ngay cả những bộ đỉnh đồng thờ gia tiên cũng sử dụng hình ảnh 2 con vật này để thờ cúng.
Mặc dù được đặt ở rất nhiều nơi khác nhau, và cũng không còn xa lạ với mỗi chúng ta nhưng không phải ai cũng biết được hình ảnh mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc như thế này là gì bởi xoay quanh hình ảnh hạc đứng trên lưng rùa đã có rất nhiều những lí giải khác nhau trước đó.
Hình ảnh rùa đội hạc ở trong các đình, chùa. Ảnh: internet.
Hình ảnh rùa đội hạc ở trong các đình, chùa. Ảnh: internet.
 Trước tiên, theo quan điểm của người Việt, rùa là loài bò sát lưỡng cư, có tuổi thọ rất cao, thường được gọi là cụ rùa, thần rùa. Rùa có thân hình chắc chắn cộng với khả năng sống lâu cho nên được ví như biểu tượng của sự trường tồn. Bên cạnh đó, rùa là loài vật ăn ít, có khả năng nhịn đói tốt nên được coi là thoát tục.
Còn hạc được xem như một loài chim quý, hình ảnh hạc thường xuất hiện bên các vị thần tiên. Hạc cũng là loài vật tượng trưng cho sự trường thọ.
Bởi vậy, sự kết giữa 2 con vật linh là rùa và hạc này đội nhau đã tạo nên biểu tượng “thọ đội thọ”. Thể hiện cho khát vọng trường tồn, biểu tượng cho một sự may mắn.
Mặt khác, cũng có cách lí giải khác cho rằng rùa là loài vật sống ở dưới đất, còn hạc là loài sống ở trên cao. Khi hạc đứng trên mình rùa tạo thành một cặp. Hình ảnh đó thể hiện sự hài hòa, gắn kết giữa hai thái cực âm dương.
Hình ảnh rùa và hạc luôn đi cùng với nhau mang nhiều ý nghĩa văn hóa. Ảnh: internet.
Hình ảnh rùa và hạc luôn đi cùng với nhau mang nhiều ý nghĩa văn hóa. Ảnh: internet.
 Với góc độ của một người am hiểu sâu rộng và có thời gian dài nghiên cứu văn hóa Việt Nam, khi trao đổi với Pháp luật Plus về vấn đề này, GS Trần Lâm Biền - một chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa – dân gian, đã có những chia sẻ và lí giải về vấn đề này như sau:
“Nói về hình ảnh con hạc trong văn hóa của người Việt Nam, ông cho biết: "Con hạc đầu đội công lý, mắt biểu trưng cho mặt trời và mặt trăng, cánh là gió, lông là cây cỏ, còn chân có ý nghĩa là đất. Bởi vậy, đây là một linh vật biểu tượng cho không gian, cho bầu trời và lực dương.
Ngoài ra, những con hạc được thiết kế với chiếc mỏ há ra đang ngậm viên ngọc thể hiện sự trong sáng, còn biểu trưng cho đạo pháp. Thực chất hạc là con chim thiêng biết giảng về đạo lí.
Còn con rùa thuộc phần âm, biểu trưng cho đất. Đó vẫn là tư duy nông nghiệp, âm dương đối đãi tồn tại từ bao đời nay ở dân tộc Việt ta. Cho nên, hình ảnh hạc đứng trên mình rùa về mặt nào đó, chính là biểu tượng của sự trường tồn.”
Hình ảnh rùa đội hạc trong Văn miếu Quốc Tử Giám. Ảnh: internet.
Hình ảnh rùa đội hạc trong Văn miếu Quốc Tử Giám. Ảnh: internet.
 Bên cạnh những hình ảnh biểu trưng văn hóa luôn có những tồn tại về cách hiểu và lí giải khác nhau. Không thể khẳng định rằng quan điểm này là đúng và phủ nhận quan điểm của người kia. Chúng ta nên chấp nhận và tiếp thu chúng ở mọi góc độ nhìn nhận bởi thế giới tâm linh vốn huyền bí, còn văn hóa luôn vô cùng.


Hình ảnh rùa đội bia có ý nghĩa gì?

Hình ảnh rùa đội bia có ý nghĩa gì?

(PL+) - Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều không ai còn xa lạ với hình ảnh những chú rùa đội trên mình tấm bia đá đặt ở trong văn miếu hay các ngôi chùa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được ý nghĩa tường tận của biểu tượng này.
Trong văn hóa của người Việt, con rùa là một trong những con vật linh thiêng, nằm trong bộ tứ linh bao gồm: Long, Ly, Quy, Phụng. Trong đó, rùa là con vật tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt. Mặc dù không phải là con vật của Phật giáo, nhưng rùa cũng là biểu trưng cho sự trường tồn của Phật giáo.
Trong một số ngôi chùa ở thời Lý -Trần, rùa được chạm thành tường bằng đá làm bệ để đội bia. Dáng rùa đầu to, mập, vươn ra khỏi mai, mồm thuôn nhọn, mắt nhỏ, bốn chân khép sát vào thân mai. Và hiện tại, ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội cũng vẫn đang còn lưu trữ 82 con rùa đội trên lưng mình 82 tấm bia ghi tên của các vị tiến sĩ đỗ đạt thời xưa, như một minh chứng biểu hiện cho nền văn hiến bất diệt của dân tộc Việt Nam. 
Rùa đội bia tiến sỹ ở Văn miếu  Quốc Tử Giám. Ảnh: internet.
Rùa đội bia tiến sỹ ở Văn miếu  Quốc Tử Giám. Ảnh: internet.
 Hình ảnh những rùa đội bia đá, trên bia đá ghi lại sử sách của dân tộc Việt Nam như vậy, vốn vẫn được mọi người hiểu rằng điều đó mang ý nghĩa rùa là vật truyền tải thông tin và văn hóa.
Phải chăng sự lí giải trên vẫn còn quá khiêm nhường, chưa bóc tách được hết tầng ý nghĩa ẩn sâu trong đó ?.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Pháp luật Plus đã có buổi trao đổi với GS Trần Lâm Biền, một trong những nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, luôn tâm sức cho công cuộc bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc.
Bên cạnh đó, ông cũng có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, tín ngưỡng tôn giáo như : Phật giáo và văn hóa dân tộc; Một con đường tiếp cận lịch sử; Chùa Việt; Đồ thờ trong di tích của người Việt….
Chia sẻ với Pháp luật Plus, GS. Trần Lâm Biền cho biết:
“Để giải thích hình tượng trên, trước tiên phải nói đến ý nghĩa của hình ảnh con rùa đối với văn hóa của người Việt. Con rùa có 2 bộ phận biểu chưng chính đó là phần mai khum khum biểu tượng cho trời, còn phần bụng phẳng tượng trưng cho đất. Bởi vậy, khi trời đất giao hòa, con người sẽ nằm ở giữa. Và phần giữa ấy giống như cái nhà đối với con người, với phần mái là chiếc mai rùa, sàn nhà là phần bụng rùa còn cột nhà chính là phần chân rùa.
Trong đó, con người nằm ở giữa, tức là nằm trong dòng chảy của sinh lực trời đất, mọi sự việc, hoạt động phát sinh, phát triển của con người đều diễn ra ở đây.
Sự tồn tại của con rùa là do âm dương đối đãi, hòa hợp giữa phần mai và phần thân rùa. Bởi vậy, rùa mang trọng trách đội bia.
 Nói về tấm bia, nó tồn tại do đi đúng với quy định của trời đất và các tầng vũ trụ. Chán bia và vòng chầu mặt trời là biểu trưng của tầng trên. Còn rùa đóng vai trò ở tầng dưới, sự việc của con người sẽ nằm ở giữa con rùa. Điều đó tạo nên thiên địa nhân hòa. Hay có thể nói, 3 biểu tượng ấy hợp lại tạo thành hình ảnh rùa đội bia, biểu tượng cho sự bền vững.”
Hình ảnh rùa đội bia là biểu tượng cho sự bền vững. Ảnh: internet.
Hình ảnh rùa đội bia là biểu tượng cho sự bền vững. Ảnh: internet.
Không chỉ có hình ảnh rùa đội bia, mà trong văn hóa của người Việt có rất nhiều hình ảnh biểu tượng đặc sắc khác, mà đến nay ý nghĩa của chúng vẫn luôn là một ẩn số khiến cho mọi người luôn hiếu kì muốn khám phá.

.