Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

Hình ảnh hai con rồng hướng về quả cầu lửa có ý nghĩ gì?

Hình ảnh hai con rồng hướng về quả cầu lửa có ý nghĩ gì?

Có lẽ ít ai biết ý nghĩa của hình ảnh đôi rồng hướng về quả cầu lửa trên nóc các đình, chùa.
Trong văn hóa của người Việt Nam, rồng luôn ở vị trí tối thượng, thể hiện cho quyền uy, sức mạnh tuyệt đối của các đấng Thiên Tử. Rồng cũng đứng đầu trong tứ linh “Long, ly, quy, phụng”.
Trong văn hóa của người Việt Nam, Rồng luôn ở vị trí tối thượng, thể hiện quyền uy sức mạnh của các Thiên tử. Ảnh: internet.
Trong văn hóa của người Việt Nam, Rồng luôn ở vị trí tối thượng, thể hiện quyền uy sức mạnh của các Thiên tử. Ảnh: internet.
Dân tộc ta cũng có nhiều truyền thuyết về Rồng bởi nó gắn liền với mây, mưa, với việc trồng lúa nước, với sự tích "Con Rồng Cháu Tiên"...
Hình ảnh con rồng đã dần dần ǎn sâu vào tâm thức của người Việt. Nhiều nơi ở dải đất hình chữ S cũng có những địa danh gắn với linh vật này như Hà Nội là thủ đô cả nước, với tên gọi đầu tiên Thăng Long ( tức Rồng bay); Vùng Đông Bắc nước ta có Hạ Long (tức Rồng hạ) là một trong những thắng cảnh đẹp nhất cả nước hay Đồng bằng Nam Bộ phì nhiêu được làm nên bởi dòng sông mang tên Cửu Long ( tức Chín rồng).
Rồng không những là biểu tượng cho xuất xứ nòi giống dân tộc Việt Nam, mà còn là thần linh, chủ của nguồn nước, mang lại sức sống mãnh liệt, làm cho mùa màng tốt tươi.
Rồng cũng là biểu tượng của sức mạnh, chính vì vậy, các vua chúa đã lấy hình tượng rồng đại diện cho uy lực triều đình. Thời Lê, rồng trở thành bản mệnh của nhà vua và hình tượng rồng được thêu lên tấm áo vua mặc.
Hình ảnh đôi rồng hướng về quả cầu lửa luôn xuất hiện trên các nóc đình, chùa. Ảnh: internet.
Hình ảnh đôi rồng hướng về quả cầu lửa luôn xuất hiện trên các nóc đình, chùa. Ảnh: internet.
Xoay quanh hình ảnh hai con rồng hướng về quả cầu lửa chính giữa xuất hiện trên các nóc đình, chùa đã từng một thời gây tranh cãi gáy gắt trong giới khoa học. Đa số ý kiến đều cho rằng đó là hình tượng “lưỡng long chầu nguyệt”, biểu tượng cho sự cát tường của người Việt.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì đôi rồng hướng về "quả cầu lửa" không phải là "Lưỡng long chầu nguyệt". Có thể gọi đó là "Lưỡng long tranh châu" chính xác hơn.
Theo ông giải thích, con rồng là biểu tượng của sức mạnh vũ trụ mà cụ thể là hai lực tương tác Âm - Dương. Khi thể hiện hai con rồng thì không con nào ngậm châu cả. Vì sao? Vì hình tượng hai con rồng là biểu tượng lực Âm - Dương cân bằng, hạt châu lại là biểu tượng của Thái cực, là biểu tượng của vũ trụ.
Nếu hai con rồng đều ngậm châu thì đó là hình ảnh sai lầm do người làm ra thiếu hiểu biết hoặc rập khuôn theo mô-típ chung. Bởi không thể có hai vũ trụ, chỉ khi thể hiện một con rồng - tức là một âm (hoặc một dương) thì mới ngậm châu. Đây chính là biểu tượng của một trong hai thế lực âm (hoặc dương) đang chi phối vũ trụ (âm thịnh thì dương suy hoặc ngược lại).
Hình ảnh này từng gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học bởi những thuật ngữ tồn tại xung quanh nó. Ảnh: internet.
Hình ảnh này từng gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học bởi những thuật ngữ tồn tại xung quanh nó. Ảnh: internet.
 Ông Tuấn Anh cũng lưu ý, thuật ngữ "Lưỡng long chầu nguyệt" rất có thể bắt nguồn từ "lý ngư vọng nguyệt" (cá chép ngóng về mặt trăng, tất nhiên mặt trăng ở đây là cái bóng dưới nước).
Tuy nhiên, thuật ngữ "Lưỡng long chầu nguyệt" xuất hiện ngay từ những năm 1930. Trong một cuốn sách nghiên cứu về văn hoá dân gian Việt Nam của nhà nghiên cứu Việt Nam học người Pháp là Le Brenton đã đề cập đến thuật ngữ này một cách rõ ràng. Trong đó, ông cho rằng, hình ảnh "Lưỡng long chầu nguyệt" là có thật và nó bị lai tạo hình ảnh rồng và tính đặc trưng trong quan niệm của người Trung Hoa.
Và ngay trên các mái đình, đền, chùa, miếu, hình ảnh "Lưỡng long chầu nguyệt" cũng được thể hiện với đặc điểm là "đuôi chổng lên, đầu chúc xuống, mắt ngước lên nhìn mặt trăng với ý nghĩa thuần phục". Đó là biểu tượng cho tâm linh thần phục thánh thần.
Hình ảnh "Lưỡng long chầu nguyệt" đích thực theo khảo sát của các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, hiện tại còn rất ít nếu không muốn nói là cực hiếm. Cho nên, nhiều người lầm tưởng hình ảnh giữa "Lưỡng long chầu nguyệt" và "Lưỡng long tranh châu" là điều khó tránh khỏi.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét