Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

XÃ ĐOÀN LẬP: Thần tích-Thần Sắc làng Tiên Đôi Ngoại xã Đoàn Lập...

XÃ ĐOÀN LẬP: Thần tích-Thần Sắc làng Tiên Đôi Ngoại xã Đoàn Lập...: "Dù đi xa thật là xa Cũng không quên được cây Đa, Giếng làng" Thần tích - Thần sắc làng Tiên Đôi Ngoại - Xóm Chợ xã Đoàn Lập ...

Thần tích-Thần Sắc làng Tiên Đôi Ngoại xã Đoàn Lập huyện Tiên Lãng - HP

"Dù đi xa thật là xa
Cũng không quên được cây Đa, Giếng làng"
Thần tích - Thần sắc làng Tiên Đôi Ngoại - Xóm Chợ xã Đoàn Lập huyện Tiên Lãng - HP.
(Đoàn Lập - Trích dịch từ Bảo tàng thành phố Hải Phòng)


ĐẠO SẮC ĐÌNH TIÊN ĐÔI NGOẠI
Huyện Tiên Lãng xã Đoàn Lập thôn Tiên Đôi Ngoại - xóm Chợ
          Dịch nghĩa:
          1. Sắc chỉ Hải Dương tỉnh Tiên Minh huyện Tiên Đôi xã Ngoại thôn tòng tiền phụng sự "Tích phúc duyên hỷ công chính thuần chính thiên quan chi thần". Tiết kinh ban cấp sắc phong, chuẩn kỳ phụng sự. Tự Đức tam thập nhất niên, chính trị trẫm ngũ tuần đại khánh tiết kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật, đặc chuẩn hứa, y cựu phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai!
Tự Đức tam thập tam niên thập nhất nguyệt nhị thập tứ nhật.

          2. Sắc"Tứ phúc duyên hỷ công thuần chính, thiên quan chi thần" hướng lai hộ quốc, tý dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp, sắc tặng lưu tự, tứ kim phỉ ưng.
          Cảnh Mệnh miến niệm thần hưu khả gia tặng "Dực bảo trung hưng chi thần" nhưng chuẩn hứa Hải Dương tỉnh, Tiên Lãng huyện, Tiên Đôi xã ngoại thôn, y cựu phụng sự. Thần kỳ tương hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai!

Đồng Khánh nhị niên thất nguyệt sơ nhất nhật.

          3. Sắc Hải Dương tỉnh Tiên Lãng huyện Tiên Đôi xã ngoại thôn phụng sự: "Đương cảnh thành hoàng lai chi thần" nẫm trứ linh ứng, Hướng lai vị hữu dự phong, tứ kim phỉ thừa.
          Cảnh mệnh, miến niệm thần hưu, trứ phong vi "Dực bảo trung hưng linh phù chi thần". Chuẩn y cựu phụng sự. Thần kỳ tương hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai!
Thành Thái nguyên niên thập nhất nguyệt thập bát nhật.

          4. Sắc chỉ Kiến An tỉnh, Tiên Lãng huyện, Tiên Đôi Ngoại xã, tòng tiền phụng sự "Dực bảo trung hưng, linh phù đống Lang anh linh chi thần, Dực bảo trung hưng linh phù đương cảnh thành hoàng lai tôn chi thần" tiết kinh ban cấp sắc phong chuẩn kỳ phụng sự. Duy tân nguyên niên, tấn quang đại lễ, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật. Đặc chuẩn y cựu phụng sự, dụng chí quốc khánh, nhi thân tự điển. Khâm tai!

Duy tân tam niên thập nguyệt, thập nhất nhật.

          5. Sắc Kiến An tỉnh Tiên Lãng huyện Tiên Đôi Ngoại xã tòng tiền phụng sự nguyện tặng: Tính phúc duyên hỷ, công chính thuần chính dực bảo trung hưng, linh phù thiên quan đồng lang tôn thần". Hộ quốc tý dân, nẫm trứ linh ứng. Tiết mông ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trị, trẫm tứ tuần dại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật, trứ gia tặng: "Linh phù trung đẳng thần". Đặc chuẩn phụng sự, dụng chí quốc khánh, nhi thân tự điển. Khâm tai!

Khải Định cửu niên, thất nguyệt, nhị thập ngũ nhật.

          6. Sắc chỉ Kiến an tỉnh Tiên Lãng huyện Tiên Đôi Ngoại xã tòng tiền phụng sự nguyên tặng "Hiển hựu trợ thuận, Dực bảo trung hưng, linh phù đương cảnh thành hoàng Đống Lai tôn thần". Hộ quốc tý dân nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp sắc phong, chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trị, trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long trật trứ gia tặng "Đôn ngưng tôn thần". Đặc chuẩn phụng sự, dụng chí quốc khánh, nhi thân tự điển. Khâm tai!

Khải Định cửu niên, thất nguyệt, nhị thập ngũ nhật.

          II/ Dịch nghĩa:
          1. Ban sắc cho thôn ngoại xã Tiên Đôi huyện Tiên Minh tỉnh Hải Dương đã từng thờ ngài "Tích phúc duyên hỷ, công chính thuần chính thiên quan chi thần". Trải các tiết đều được cấp sắc cho phép thờ tự, niên hiệu Tự Đức thứ 31, nhân lễ mừng thọ trẫm 50 tuổi, bèn ban chiếu báu báo ân, lễ có nâng phẩm trật. Cho phép xã nhà tiếp tục thờ tự để nhớ ngày lễ lớn và duy trì điển thờ. Hãy tuân sắc.

Ngày 25 tháng 11 niên hiệu Tự Đức 33 (1880).

          2. Sắc ban cho "Tứ phúc duyên hỷ, công chính thuần chính thiên quan chi thần". Ngài thường cứu nước giúp dân, linh ứng tỏ rõ. Trải các tiết đều được ban cấp sắc cho phép thờ tự tới nay vẫn linh nghiệm.
          Nay nối thừa mệnh lớn, nhớ tới công lao to lớn của thần tăng thêm mỹ tự: "Dực bảo trung hưng chi thần". Cho phép thôn ngoại, xã Tiên Đôi huyện Tiên Lãng tỉnh Hải Dương thờ tự như trước. Mong thần cứu giúp che chở chúng dân của trẫm. Hãy tuân sắc.

Ngày 01 tháng 7 niên hiệu Đồng Khánh 2 (1887).

          3. Sắc ban cho thôn Ngoại xã Tiên Đôi huyện Tiên Lãng tỉnh Hải Dương đã từng thờ ngài "Đương cảnh thành hoàng lai chi thần". Linh ứng nhiều năm mà chưa có sắc.
          Nay nối thừa mệnh lớn, nhớ công ơn to lớn của thần phong mỹ tự là: "Dực bảo trung hưng linh phù chi thần" cho phép thờ tự như trước. thần hãy cứu giúp che chở cho dân của trẫm. Hãy tuân sắc.

Ngày 18 tháng 11 niên hiệu Thành Thái 1 (1889).


BẢN DỊCH THẦN PHẢ ĐÌNH
TIÊN ĐÔI NGOẠI XÃ ĐOÀN LẬP HUYỆN TIÊN LÃNG HẢI PHÒNG

          Thời Trần nhân tông có hai vị đại vương anh hùng. Phả lục do khâm chi bộ thượng đẳng quốc triều lễ bộ trích áo tích nam thiên. Ngay từ đầu dựng nước, lúc nào vận nước cũng được thanh bình. Nước Nam có chủ. Theo số trời phân phong. An Dương Vương làm vua nước Nam. Vua Hùng đã tìm nơi đất tốt để lập kinh đô xây dựng quốc phòng. Tu tạo Miếu điện. Truyền quốc tái thế.
          Thuyết đã truyền cụ Lạc Long Quân kết duyên cùng bà Âu Cơ ở phủ Động Đình, đã sinh một bọc, một trăm quả trứng được 100 người con trai thì Đô thị hơn thời quán thế đức độ hơn người. Lạc Long quân củng cố đất nước, chia nước thành 15 bộ. Đối ngoại vua lập bình phân trung quốc. Đối với con gái vua bảo Âu Cơ rằng ta là giống rồng, phải có âm dương ngũ hành chi khí. Nhưng các con lại nhiên phương bất đồng, thủy hỏa tương khắc, bất khả đồng cư, nên phải chia con. 50 người theo cha xuống biển làm thủy thần phân trị thủy giang đầu sông góc biển, 50 người theo mẹ lên núi làm sơn thần trông coi các núi, các rừng. Nhưng mỗi khi nghe theo tiếng gọi mà về ứng giúp đỡ lẫn nhâu. Các con đều là cổ chung nguồn gốc, đều là sơn thủy bách thần, thường năng xuất hiện, biến hóa thần cơ, phải luôn âm phù hộ quốc tỷ dân.
          Thời Vua Hùng Vương thứ 18 Duệ vương, tương truyền Vua Hùng kế trị, đến Bạch Hạc, quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Nhà vua cho xây thành đắp lũy, thiết lập hùng tài văn võ.
          Thời Hùng Vương thứ 16 vua Thịnh Vượng, người đã nối ngôi kế thế, nối đời chiều tông. Thế cơ đồ chí thịnh, người vẫn lo nội tu văn miếu, ngoại bị biên cương đốc ý hưng bình, Rỹ An Trung Quốc. Người sinh hạ được 20 hoàng tử 6 công chúa, các hoàng tử đều đô thị hơn người, các công chúa đều tiên phùng tuyệt đẹp. Các con ai cũng có chí hướng lập tích Hùng gia.
          Ý trời dã định nước lân bang trung Quốc có các triều chí tây, đông lưỡng hán ngô, tấn tống tề lương tùy đường, ở các nước Nam có các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, 4 họ nối nhau khai sáng hoàng đồ.
          Đến đời trần nhân Tông làm vua 14 năm người dã thừa trị triều tông, tông bồi kế thế, tương truyền chí thịnh. Nội tu văn đức ngaoij bị biên cương, đốc ý hưng bình Rỹ An trung quốc. Cùng thời điểm này tại trấn Ngọc Nam (Nay gọi là Thanh Hóa) có một nhà họ Công Tính, tên Đào (Công Tính Đào) Húy là Công Tính Vượng, cụ Công Tính Đào lúc đầu cũng được phong tư ấm thế  thừa cụ đã kết duyên cùng bà Nguyễn Thị Hiền. bà ở phối bản Quận Nhân là con một nhà thi lễ trâm anh thế phiệt bà chuyên làm nghề y thuật, làm việc lành, giúp đỡ mọi người, hai ông bà vui tươi một mối làm ăn, hiền hòa phúc hậu, nhưng hiềm một nỗi tuổi cao, nam tử chưa có nên buồn bã chưa vui, hai ông bà chỉ những ngày đêm nhang đăng cầu khấn phật trời làm việc lành ước mơ có một nam tử, một đêm đến canh hai, bà mơ thấy một cụ già cao to dóng giả, cụ một tay thủ trì một chấp kích, một tay cầm hai qủa Đào, bảo bà Hiền ăn đi, bà ăn liền, thế rồi cụ già hét một tiếng và biến mất, bà liền hoảng hốt tỉnh dậy mới biết mình chiêm bao. Đến sáng bà đem chuyện giấc mơ kể với ông Tính Vượng, ông Vượng nói đó là điềm lành, từ đó bà thấy trong mình dã mang thai đến năm nhâm thìn thập nhất nguyệt sơ thập nhất, sinh hạ nhất bào kiến suất song nam, hai nam thiên tử lĩnh rỵ, kỳ khôi, cụ Công Tính nói, thật là phúc hữu trùng lai, thiên tri cơ ích, thậm cầu ái tri lan dĩ vi huynh, lan sử vi đệ. Bèn mệnh danh nhất viết lang (Công Tính Lang). Nhị viết lai (Công Tính Lai). Hai vợ chồng cụ Công Tính ra sức nuôi dạy hai con. Đến năm 7 tuổi cho nhập học, năm 12 tuổi dã thiên tài, cao bồng lực học, tinh thông văn võ thao lược, có một lần sử một đoạn gậy mà bách phu trí dũng khôn đương.
          Hai ông Lang và Lai đang văn ôn võ luyện thì một sự kiện dau đớn thay. Đó là tại quê nhà hai ông bà Công Tính Vượng dã biến thế, lúc hai ông biết thì than ôi thời đã vãn tang.
          Nói đến nước nhà lúc này tướng Ô Mã Nhi kiêm cả thủy bộ gồm 15 vạn quân tuyên bố mượn đường đi đánh Chiêm Thành "Thanh ngôn hạ đao sát phạt Chiêm Thành" nhưng thực tế tiến đánh xâm lược nước ta. Trước tình hình đó thanh đại trấn biên thư cấp báo vua trần bèn ngự giá công đường, hội họp văn võ bách quan nghị định thư sách đánh giặc, rồi vua Trần ra chiếu sắp lễ "Trâu bò, lợn" thiết lập đàn tràng, cáo lễ thiên địa, khao thưởng ba quân đề binh phá giặc.     Cụ Trần Quốc Tuấn giữ chức tiết chế, kiêm thủy bộ tả hữu đại binh, cụ Trần Quang Khải tướng tiên phong làm tiền đạo tướng quân. Tất cả kết thành kì đội, rầm rập lên đường chống giặc cứu nước.
          Vua lại truyền hịnh trong các châu quận, ai có tài văn thao võ lược, anh hùng hãy ra giúp nước. Hưởng ứng lời kêu goi đó khắp các hương thôn đều rầm rập rãm lai ứng tuyển, trao đổi với tướng nhà Trần xin nhập quân đánh giặc, Lang và Lai hai ông cũng một tiếng Tiên tử báo đền 4 biển, được nhập đầu quân, rồi cùng trạng nguyên ngày ngày yết bảng chiêu binh, kết quả không quá 5 ngày, muôn dân khắp nơi kéo đến chỗ hai ông về tài văn võ và trí dũng hơn người. Hai ông cũng được phong làm chỉ huy quân đội; Lang công được phong: Lai Công vi tả tướng quân, Lai Công được phong: Lang Công vi hữu đại tướng quân.
          Hai ông (Lang và Lai) được lệnh đem quân đi tuần kiệt các đường, lấy trấn quân thanh phòng ngừa bất trắc. Hai ông bái tạ Điện tiền, thủ lĩnh bộ binh mã tuần phòng hai miền đông bắc, chỉ trong 1 ngày hai ông (Lang, Lai) đã đề binh tới miền cổ Hiệu Hồng Châu sau cải thành Dương Tuyền Nam Sách phủ đến Tiên Minh huyện vào trang Tiên Đôi Ngoại, hội họp tướng tốt trù binh tạo thực hai ông lại đi tham quan thị sát, thấy nơi đây (Trong ngoài) trên bến dưới thuyền, có nhiều gò đống, là nơi sơn thủy hữu anh hồi, các gò đống lại ở thế long hổ hoàn bào, thủy tỉnh tiện nghi, một nơi thắng cảnh phong quang, liền tổ chức quân và dân kiến thiết một đồn để tiện đường vãng lai, kỳ giangg thương nghị lúc đầu nhân dân đều cả sợ, làm lên xin khất, hai ông (Lang, Lai) lại hiểu rụ và sắm sửa đặt bầy cơm nước cho mời các phụ lão nhân dân làng trang ngoại đến ăn uống vui vẻ. Thấy vậy dân làng vô cùng mừng rỡ ra sức ủng hộ, thanh niên trai tráng trong làng nô lức rủ nhau tòng quân nhập ngũ. Các phụ lão hăng hái kêu gọi con cháu trẻ già gái trai thi nhau xây đồn đắp lũy, phụ nữ tải lương tiếp tế, các phụ lão còn xin hai ông (Lang, Lai) đồn này bây giờ là nơi trù binh phòng ngự, sau để làm nơi cúng tế. Hai ông nhận lời và để cho nhân dân  khu bản, còn chọn trong bản khu 10 thanh niên cường tráng làm gia thần để trông nom đồn miếu hai ông (Lang, Lai) còn nói với khu các ngươi rất hậu, cùng với anh em ta cũng rất hậu, anh em ta tuy mạnh ức niên về sau, nên các ngươi cố gắng duy trì tình cảm mà phụng sự. Nói xong hai ông liền cho nhân dân bản khu Tiên Đôi Ngoại hoàng kim hai hộp, để về sau trùng tu miếu điện phải sở cập trúc uỷ, sở cập lập uỷ, lời ủy thác đó được dán ở ngoài khu trang ngoại để mọi ngời được rõ, nhân dân và phụ lão rất hoan hỷ và nhận lời chúc phó. Thế rồi hai ông (Lang và Lai ) lại phải tiếp chiếu thư biết tin Nguyên binh đã phạm đến kinh sư. Ngọc hoàng đã rời thành, ngự xuống một thuyền nhỏ lãnh nơi biển động.          Còn quân ta một bộ phận vẫn bám sát giặc, cần thiết phải diệt đồn Vạn Kiếp, tiết chế cùng các vị tướng tốt bàn bạc lập kế hoạch tiến công. Kịp thời hai ông (Lang, Lai) cùng bàn bạc và tiến công ngay đồn vạn kiếp. Quân Nguyên bị đánh bất ngờ nên cả vỡ, thua to bỏ chạy tan tác. Tiết chế lại cho quân ta đóng một đồn tại phả lại để vây hãm các đồn và chặn đường giặc chạy.
          Quân giặc đại bại, đến đường cùng tính đường tháo chạy, biết tình hình giặc rút theo đường thủy, tiết chế cho mở trận đồ trên sông Bạch Đằng đặt cọc hai ông được lệnh vu tam Giang Hải khẩu phục binh, còn Ô Mã Nhi cố thủ một đồn gần kiếp bạc, bị quân ta vây hãm khồn đốn, chúng phải lẻn theo đường hẻm, xuống thuyền chạy ra phía Bạch Đằng tưởng rút được thoát, nào ngờ Ô Mã Nhi vừa tới Bạch Đằng Giang lại bị một thuyền nhỏ của ta chặn ra đánh, chúng tưởng thắng nhưng chúng đã lọt vào trận đồ bãi cọc giữa sông, bỗng pháo hiệu của ta phát hỏa rung trời nở đất, quân ta từ các ngả xông tới tiến công 2 bên bờ bắn vào thuyền giặc như mưa thuyền bè của quân ta từ các điểm mai phục tiến ra vây hãm quân giặc, Ô mã Nhi không còn biết xoay sở ra sao, tàu thuyền của chúng phần thì bị đắm, bị xô vào bãi cọc, đương lúc thời chiều chương dương xuống gấp quân giặc bị chết đuối, bị chém, bị giết, máu chảy thành sông, xác giặc và tàu thuyền đắm chìm xếp thành núi (Huyết khả huyền hành thi như sơn tích). Tướng Ô Mã Nhi bị bắt sống, thế là cuộc chiến quân Nguyên trên sông Bạch Đằng của ta hoàn toàn đại thắng, quân Nguyên đại bại không còn hi vọng, từ nay bất khả xâm phạm nước ta, nước nhà hoàn toàn giải phóng, không còn một bóng quân thù, cả nước thanh bình, giang sơn thu về một mối.
Sau khi thắng Bạch Đằng, vào mùa xuân trung tuần tháng 3, cả nước vui mừng rộn tiếng âu ca, chào mừng sứ giả ban chiếu vấn an. Nguyên binh đã sớm bình chinh, cả nước phụng chiếu hồi dân. Quân tướng ca khúc khải hoàn, nhà vua mừng vui triển khai Khánh hạ, Gia phong tướng sĩ đẳng cấp có sai. Hai ông (Lang, Lai) cũng được phụng chiếu khải hoàn, kinh sư truyền phương xuất nhập lục đầu giang. Đến trung lưu gặp phải phong ba bão táp ập tới. Hốt nhiên trời đất hối minh, tối tăm mù mịt, ngày tựa như đêm, sấm sét xé trời, mưa to gió lớn, đá bay cát bụi, một dải mây tía từ trời thẳng xuống cuốn mất cả thuyền và hai ông. Theo chiều gió tấp ra mãi biển xanh, lúc ổn lại trời quang mây tạnh, sóng vỗ đều đều, cồn cát nổi lên, rồng, rắn hiện ra, còn hai ông cũng chẳng thấy đâu. Hai ông (Lang, Lai) đã hóa vào ngày 12 tháng 2 năm 1280.

          I/ SẮC NHÀ TRẦN PHONG.
          1. Phong cho Công Tính Lang: Nguyên tự thần hiệu. Nhất phong lang công Đại vương. Tặng phong hùng kiệt, quả quyết, diệu mưu, tá dũng văn võ toàn tài, hoa thắng cảnh, quang thắng toàn, thượng đẳng thần.
          2. Phong cho Công Tính Lai: Nhất phong lai công đại vương. tặng phong đương cảnh thành hoàng linh ứng thanh khiết, hộ quốc tỷ dân. Ngưng hưu trung đẳng thần, rữ quốc đồng hưu Vĩnh Vị Hằng.
          3.Tặng cho Tiên Đôi Ngoại trang;
          Nhị khâm tai(tặng) chuẩn hứa(cho) Tiên Đôi Ngoại trang: Nghinh mỹ tự hồi dân tặng cho lập miếu phụng sự.
          4. Đối với các triều đại kế thế: Khước khuyết tự thử(Từ nay về sau) giai niên tứ linh ứng. Mãi mãi đời đời các bậc đế vương đều phải kế nhau gia phong cho hai mỹ tự (Nhị vị đại vương Lang Và Lai).

          II/ THỜI HẬU LÊ PHONG:
          Thời Lê Thái Tổ (húy là Lê ái Châu) thiệu thiên phủ, Nam sơn vương, khởi nghĩa từ núi Nam Sơn. Tam thiên hổ nữ sào trừ, hồ thị đại đinh ngô nhậm kỳ đảo các chư từ kinh. Nhị vị riệc hựu hưởng ứng, âm phương ấp đắc thiên hạ. Lê Thái Tổ gia phong cho hai ông mỹ tự:
         1. Phong cho ông Công Tính Lang
         Nhất phong rực vân tế thế (Mãi mãi giúp đời) Hiển ứng linh phù Công Tính Lang đại vương.
         2. Nhất phong đương cảnh thành hoàng hiển hựu trợ thuận, Công Tính Lai đại vương.
         3. Sắc cấp cho Tiên Đôi Ngoại khu:
         + Tiên Đôi Ngoại khu trùng tu miếu điện rỹ phụng sự kì hiển hựu tai.
         + Nhất phung khai sinh, hóa các tịch (Sinh con đẻ cái) nhất thiết cấm không được đặt tên con trùng với tên của hai vị đại vương. Chuẩn hứa cho Tiên Đôi Ngoại trang tự chí phụng thờ.
         4. + Ngày sinh: Sơ thập nhất, thập nhất ngoạt (Ngày 10 tháng 11 hàng năm)
             + Chính đảo lễ rụng: Trên chay dưới mặn: Tức là thượng lễ chay.
          - Hạ lễ mặn có: (Kê, suy, xôi, gà, rượu, lợn, trâu, bò...) : (Thiết sinh tư hình)
         - Được mở các trò chơi xướng ca ru hý, khang trù kích nhưỡng.
         - Vui chơi, chọi gà, đấu vật...
         5. Ngày mất: (Ngày hóa).
         Mất ngày: nhập nhị nhật. Sơ nhị ngoạt.
         + Tức ngày 12 tháng hàng năm.
         + Chính đảo:
         - Thượng rung trai bạt.
         - Cấm vui chơi ca hát.

NGƯỜI VIẾT THẦN PHẢ.
        + Hồng phúc nguyên niên, mạnh xuân cát nhật, hần lâm lễ bộ viện đông các đại học sĩ Nguyễn Bính phụng bút.
         + Vĩnh hựu lục niên, trung xuân cát nhật, nội các bộ lại tái tuân cựu thế sao lại.
         + Khải Định thập niên, Ất sửu niên, tháng 3 sao lại.
(Được sao lại 20 tháng 12 năm 2013 - xã Đoàn lập)







Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Huyện Tiên Lãng xã Đoàn Lập thôn Tử Đôi - Thần tích thần sắc Đền Long Bì

Huyện Tiên Lãng xã Đoàn Lập thôn Tử Đôi.
"- Long Bì phòng tuyến tiền duyên trận; - Tử Đôi cố địa hậu linh từ"
(Lụt lạo thì tháo Cống Đôi - Nhược bằng hạn hán thì bơi Đầm Bì)

Đền Long Bì
NGỌC PHẢ ĐẠI VƯƠNG CÔNG THẦN VUA
LÊ ĐẠI HÀNH THỜI TIỀN LÊ.
(Bản chính ở quốc triều lễ bộ khảm chi bộ tượng đẳng)

          Xét xưa kia nước Nam mở vận, phân chia non sông theo cương giới sao chẩn sao Dực, đất Bắc phân phong sắp đặt bờ cõi theo khu vực sao Đẩu, sao Ngưu. Khoảng đời Hùng vương, Vua Kinh Dương Vương vâng mệnh phân phong của vua cha, trở thành tiên tổ tông phái của các bậc đế vương nước Việt. Hoan Châu danh thắng, xây dựng kinh đô; Nghĩa lĩnh hình cương, sửa sang miếu điện, truyền ngôi tiếp nối, lại xưng lạc Long Quân, kết duyên cùng  tiên nữ Động Đình, sống trên núi Ngũ Linh, trên đỉnh núi thường có mây ngũ sắc rực rỡ bao phủ. Từ dó bà Âu Cơ có mang. Đến kỳ sinh nở bà sinh một cái bọc có trăm trứng, nở ra trăm người con trai khôi ngô tuấn tú, đều là bậc hiền thánh tài cao, đức độ hơn hẳn người thường. Khi đã trưởng thành, vua cha bèn phong hầu cho trấn giữ các nơi, phân chia nước thành mười lăm bộ, Trước đó Long Quân nói với Âu Cơ rằng: ta là giống rồng, nàng là giống tiên, tuy âm dương tương hợp mà sinh con, nhưng vợ chồng chẳng hợp, thủy hỏa tương khắc, không thể cùng nhau chung sống mãi được. Thế rồi đành chia năm mươi người con theo cha xuống biển làm thủy thần, cai trị nơi đầu nguồn góc biển; năm mươi người con theo mẹ lên núi, làm sơn thần, cai trị chốn đỉnh núi sườn non. Lại hẹn ước với nhau rằng hễ thấy ai có công việc thì đến giúp đỡ, không được bỏ mặc. Vì thế về sau nhà họ Hùng có trăm vị thần sơn thủy thường xuyên ứng hiện, biến hóa thần thông, ngầm giúp đất nước, che chở muôn dân. Nhà nào có phúc sẽ được gặp điềm này.
         
          Lại nói: Họ Hùng được mười tám đời truyền đến vua Duệ vương, đóng đô ở Bạch Hạc Viết Trì, tên nước là Văn Lang Kinh đô ở Phong Châu, nhà vua sinh hạ được hai mươi hoàng nam, đều ham thích thú thần tiên không người nối dõi.
Đến đây nhà Hùng mạt vận, ý trời đã hết.
          Mãi đến khi nước Nam có bốn họ là: Đinh, Lê, Lý, Trần nối tiếp mở mang giường mối, từ đó nước nhà mới được lâu dài. Vậy
          Lại nói: Nước Việt xưa vua Đại Hành nhà tiền Lê tên húy là Hoàn nối tiếp cơ nghiệp nhà Đinh, bên trong tu sửa văn đức bên ngoài phòng bị chốn biên cương. Cho nên trong nước được thái bình.
          Trước thời gian ấy ở thành Thăng Long (Tên cổ là Long Biên). Họ Đào có người con gái tên là Nàng Phương tuổi đã đôi mươi, có dung nhan cá lặn Nhạn sa; có diện mạo như hoa cười nguyệt thẹn, má phấn môi son, nét thu ba mắt phượng mày ngài, mười phần xuân sắc; dường lương duyên chưa định ước nơi nào. Một ngày kia ra tắm ở bến sông Nhị Hà, lúc ấy vào khoảng giờ Thìn thì có một con Thuồng Luồng đến uốn quanh mình, nàng sợ hãi chạy vội về nhà, từ đó nàng có thai, đến ngày mười lăm tháng hai năm nhâm thìn sinh hạ một con  trai, diện mạo khác thường, hình dung tuấn tú, mày nghiêu, mắt vũ, lưng thang, lúc sinh có một đám mây sắc tía ở trên nóc nhà ba ngày sau mới tan.
          Nàng nuôi con ngày lại tháng qua, ba tuổi biết nói sớm, hiểu lễ nghĩa, lại biết kính nhường, nghe người học mà biết, nghe tiếng nói biết xét đoán người nên được yêu quý, đặt tên là Hải, bẩy tuổi đi học, chỉ đọc qua một lượt mà đã nhớ; đến khi mười hai tuổi, tư cách khác người, hiểu thiên văn địa lý, mọi sách vở đều am hiểu, nhiều sĩ tử thời bấy giờ đều thán phục gọi là Thánh Đồng.
          Bà thân mẫu bèn tìm người để cưới vợ cho, nhưng ngài không ưng thuận mà chỉ ham thích đọc sách và đi xem xét những nơi núi sông khe ngòi, thành thị thôn quê đường sá xa gần đều nghi chép cả. Năm ông mười tám tuổi, thân mẫu bị bệnh lâu ngày, thuốc thang không bớt, lễ bái không khỏi, bà đã mất.
          Ngài than khóc mãi. Bèn chọn nơi đất tốt làm lễ an táng, ở nhà hương khói phụng thờ, sau ba năm đoạn tang, Ngài đem tâm dạy dân chúng điều hay lẽ phải.
          Ngày ấy nhà vua có chiếu chỉ cho các châu quận tiến cử những người hiền tài đức độ, văn võ kiêm toàn hoặc giỏi một nghề, biết một việc đều đến dự thi, giao cho quan tước, thủa ấy ở thành Long Biên bèn cử ông đi thi tuyển, lúc được vào bệ kiến nhà vua ông ứng đối lưu loát, có tài văn võ học vấn rộng, ai nấy đều khen ngợi, ông được phong làm Đô chỉ huy sứ, Đại tướng quân. Ông lạy tạ nhà vua nhận quan tước, từ đó được đội ơn mưa móc của nhà vua và báo đáp với tổ tiên.
          Lại nói: Lúc ấy là khoảng niên hiệu Thái Bình, nhà Tống sai Đại tướng là bọn Hầu Nhân Bảo và Nhâm Kỳ đem hai mươi vạn quân thủy bộ sang xâm lấn nứơc ta, thế quân rất lớn, ngoài biên cương đưa thư về cáo cấp nhà vua bèn họp quần thần bàn mưu kế chống giặc Tống; lại cho lập đàn cáo tế trời đất, khao thưởng tướng sĩ chia thành cơ ngũ, phong ông làm Tiết chế đại tướng quân, kiểm quản cả quân thủy bộ, đem quân đi trước tuần ta chặn giữ nơi xung yếu để gây thách thế ba quân và phòng ngừa mọi việc bất trắc.
          Còn nhà vua tuyển chọn tướng tài thân chinh đi sau tiếp viện, ông bái lĩnh quân thủy bộ rầm rộ lên đường, nhà vua bèn làm bài thơ "Ngự chế lao thi" để động viên tướng sĩ;
          "Ba quân lẫm liệt đến trùng quan
          Muôn dặm tinh kì muôn dặm yên
          Công tựa hồng mao khinh sự chết
          Thờ vua một dạ chẳng từ nan"
          Đường bộ cờ bay dài vạn dặm, thủy quân chiêng trống tựa sấm động nghìn non.
          Một hôm quân sĩ đến huyện Tiên Minh phủ Nam Sách trấn Hải Dương (tên cổ là Hông Châu) đóng quân ở nơi huyện sở, hôm sau đến ngôi đền trang Vân Đôi làm lễ bái yết bốn phương, đi quan sát thấy nơi đây là chốn phong thủy hữu tình, thế đất rồng chầu hổ phục, núi không cao, nước không sâu, là một nơi thắng cảnh phong quang vậy.
          Ông bèn truyền ngay lệnh cho dân chúng và quân sỹ dựng ngay một đồn giả để dùng vào việc chống quân Tống, phụ lão và nhân dân rất lo sợ đều muốn xin làm gia thần, ông bằng lòng cho chọn lấy những người mạnh khỏe ở trong trang, trọn được hơn hai mươi người làm gia thần thủy thủ. Ngày hôm sau đã thấy sứ thần mang chiếu thư đến sai ông đem quân đi đánh giặc. Ông vâng mệnh ra đánh quân Tống, một trận đầu chúng bị thua to, chém được chánh tướng, bắt được khí giới ngựa xe nhiều vô kể lại bắt sống được bọn Hầu Nhân Bảo và Triệu Phụng Huân, đem quân khải hoàn về Kinh Sư, nhà vua cho mở hội lớn mừng công, gia phong cho tướng sỹ, người người đều được khen thưởng, ban cho ông thực ấp ở trấn Hải Dương, ông lạy tạ trở về nơi thực ấp ở Hải Dương. Nhân khi thong thả ông trở về chơi nơi sở đồn cũ ở trang Tử Đôi thăm hỏi dân tình, biết dân được yên vui. Lúc ấy phụ lão, dân chúng cũng như gia thần ở trang Tử Đôi đều thưa rằng; từ khi ông lập doanh đồn ở làng chúng dân hình phạt công minh, giảm nhẹ, dân được no đủ, hiểu biết lễ nghĩa do công đức của ông.
          Nhân đây được xin rằng: Bây giờ là đồn sở sau này được làm nơi thờ cúng, ông bằng lòng, truyền bày yến tiệc mời phụ lão nhân dân và gia thần cùng dự, lại ban năm hốt vàng mười, để ngày sau tu bổ nơi thờ cúng; và làm tờ chúc từ để lại. Ông vừa nói xong bỗng thấy đất trời tối tăm mịt mù mưa to gió lớn lại có một đám mây sắc tía từ trên trời sa xuống, trông giống chiếc xa giá đến rước đi, vụt thấy ông cỡi mây bay đến sông Nhị Hà, trong phút chốc trời lại quang đãng, nhưng sóng trên mặt sông rất là dữ dội, cá, rắn, rùa, thuồng luồng xuất hiện đón rước ông đi, không biết đi đâu "Ông đã hóa, hôm ấy là ngày mười lăm tháng mười một" .
          Thời gian ấy nhân dân, gia thần và quân sĩ rất sợ hãi, bèn dâng biểu về triều, nhà vua bèn sai làm lễ để tế ông và sắc phong làm tôn thần Bạt Hải Long Vương Đại vương tặng phong duệ trí thiện văn tá tỵ quang hoa thắng toán hộ quốc bảo dân thượng đẳng thần, chuẩn y cho trang Tử Đôi rước đệ hiệu nói trên về lập đền thờ.
          Lại nói: từ đó về sau rất là linh ứng nên nhiều đời vua ban sắc gia phong cho đức Đại vương.
          Đến đời vua Trần Thái Tông, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Kinh đô bị vây hãm đức Trần Quốc Tuấn vâng mệnh vua đi cầu đảo các bách thần ở các Đình miếu đều rất hiển ứng, được âm phù nên vua Thái Tông bèn bao phong mỹ tự là; Nhất vị hộ quốc bảo dân linh ứng đại vương.
          Vua Lê Thái Tổ khởi nghĩa binh; binh được tướng Liễu Thăng nhà Minh thu được thiên hạ, nhà vua phong mỹ tự là; Nhất vị phổ tế cương nghị anh linh đại vương và ban sắc chỉ cho trang Tử Đôi tu sửa Miếu điện thờ phụng được vẻ vang vậy.
          Một điều phải vâng theo: Ngày thần sinh, ngày thần hóa và xuân thu, các ngày tiệc đó cùng với chữ húy là Hải đều cấm dùng.
          Chuẩn y cho trang Tử Đôi thờ phụng thần sinh vào ngày mười lăm tháng hai, chính lệ lễ dùng, ban trên lễ chay, ban dưới có trâu, lợn, ca hát và các trò chơi khác.
          Thần hóa ngày mười lăm tháng mười một là chính; Dùng lễ vật như trên, cấm mọi trò ca hát.
          Lệ chính lễ cầu phúc mùa xuân, mùa thu vào mười lăm tháng hai, tháng tám lễ vật dùng tùy nghi, ngày lành tháng giêng năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) Đông các đại học sĩ hàn lâm lễ viện thần Nguyễn Bính kính gửi:
          Ngày lành tháng tám năm Vĩnh Hựu thứ 6 (1740) nội các thần ở bộ lại kính cẩn sao lại theo bản cũ.

Người dịch: Nguyễn Thị Trang - Cán bộ viện nghiên cứu Hán Nôm
{Được sao chép lại ngày 18 thàng 12 năm 2013 - xã Đoàn lập}


THẦN SẮC
          Phiên âm:
          Sắc Kiến An tỉnh Tiên Lãng huyện Tử Đôi xã tòng tiền phụng sự nguyên tặng dực bảo trung hưng linh phù đương cảnh thành hoàng hộ quốc bảo dân Bạt Hải long vương tôn thần, hộ quốc tý dân nẫm trứ linh ứng tiết mông.
          Ban cấp sắc phong, chuẩn hứa phụng sự tứ kim trinh trực Trẫm tứ tuần đại khánh tiết kinh ban bảo chiếu đàm ân lễ long đăng trật, trứ gia ..ng hoằng hợp thượng đẳng thần, đặc chuẩn phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai!

          Dịch nghĩa;
          Sắc Kiến An tỉnh huyện Tiên Lãng, xã Tử Đôi từ trước tới nay được thờ thần được tặng là Dực bảo trung hưng linh phù đương cảnh thành hoàng Bạt Hải long vương tôn thần.
          Thần đã có công bảo hộ đất nước, che chở cho dân rất nhiều linh ứng, vào các dịp khánh tiết, thần từng được ban cấp sắc phong, chuẩn cho dân làng được phép thờ cúng, đến nay đúng vào dịp lễ lớn mừng Trẫm vừa tròn 10 tuổi từng ban chiếu ban gia ơn sâu, theo lễ cơ sự tặng thưởng thần xứng đáng được gia tặng làm hoàng hợp thượng đẳng thần, đặc chuẩn cho nhân dân địa phương phụng thờ để ghi phúc nước và làm rạng rỡ điển lễ thờ cúng. Kính thay!

Niên hiệu Khải Định thứ 9 tháng 7 ngày 25.















Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Ngũ Linh từ đảo Vũ chính Đền "Không thiêng ai gọi là thần, đường ngang ngõ tắt không gần ai đi"

Huyện Tiên Lãng xã Đoàn Lập thôn Vân Đôi thần tích - thần sắc

                             "Lụt lạo thì tháo Cống Đôi - Nhược bằng hạn hán thì bơi Đầm Bì"

THẦN TÍCH - THẦN SẮC LÀNG VÂN ĐÔI
Chép: Tại viện thông tin khoa học xã hội ở Hà Nội còn lưu trữ một bản kê khai thần tích - Thần sắc của làng Vân Đôi tổng Tử Đôi huyện Tiên Lãng tỉnh Kiến An (nay là thôn Vân Đôi xã Đoàn lập huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng); Mang kí hiệu TTTS.11515(Có bản chụp Photocoppy theo bản gốc kèm theo).
          Thần tích được chép lại nguyên gốc do TS. Nguyễn Hữu Mùi dịch - Cán bộ nghiên cứu Viện Hán Nôm, dịch ngày 22 tháng 3 năm 2011.

NGỌC PHẢ
GHI VỀ MỘT VỊ ĐẠI VƯƠNG
ÂM PHÙ CHO MỘT VỊ ĐẠI VƯƠNG LÀ CÔNG THẦN
Ở TRIỀU HÙNG DUỆ VƯƠNG.
(Ngọc phả chi chấn, bộ thượng dẳng thần)
          Xưa nước Nam mở vận ở phương Nam, sông núi phân theo địa phận sao Chẩn, sao Dực, Trung hoa phân phong thẳng theo địa phận sao Đẩu, sao Ngưu, từ Kinh Dương Vương của Triều Hùng thừa mệnh vua cha phân phong làm tông chủ đế vương của nước Việt Nam ta. Ngài thấy Hoan Châu là nơi thắng địa, cho xây dựng Kinh Đô, thấy núi Nghĩa Lĩnh hình thế tốt, cho trùng tu Miếu, Điện, ngôi vua truyền đến đời thứ hai xưng Lạc Long Quân. lấy con gái vua ở Hồ Động Đình, định cư ở núi nghĩa Lĩnh, trên đỉnh núi có mây Ngũ sắc sán lạn, thế là Âu cơ mang thai, Đủ kỳ sinh một trăm trứng, nở ra điềm tốt một trăm người con trai, đều người anh hùng nổi tiếng ở đời, đức độ hơn người. Khi trưởng thành vua mới phong hầu, lập phên giậu, chia trong nước làm 15 bộ, bấy giờ Lạc Long Quân bảo với bà Âu Cơ rằng; "Ta giống rồng, nàng giống tiên, tuy âm dương ngũ hành hợp lại mà sinh con nhưng môn loại không cùng, thủy hỏa xung khắc, không thể chung hợp với nhau". Nhân vì thế mà từ biệt, mới chia 50 người con theo cha về Miền biển làm thủy thần, chia nhau cai trị các đầu sông góc biển ; 50 người con theo mẹ lên rừng làm sơn thần, chia nhau cai trị các sườn non. Lại hẹn ước với nhau nếu có sự cố thì báo nhau đến tương trợ, không được bỏ nhau. Vì vậy trong suốt triều Hùng có bách thần song núi thường hay ứng hiện, đầu thai vào người nhà làm con để giúp nước cứu dân, nhà nào có phúc tất sẽ được gặp.
          Lại nói: Đương thời vào thời vua Hùng thứ 18, tương truyền ngôi vua trao cho Duệ Vương đóng đô ở Bạch Hạc Việt trì, đặt quốc hiệu là Văn Lang đặt Kinh đô là Phong Châu. Duệ Vương là người đại lược hùng tài tư chất như thánh triết, thừa hưởng cơ đồ thịnh trị do tổ tông bồi đắp qua 17 đời, bên trong tu luyện người tài đức, bên ngoài củng cố biên cương, để chí chấn hưng giúp đất nước thanh bình. Đương vào thời gian đó, tại đất Vân Sơn huyện Thượng Hiền phủ Nghĩa Hưng đạo Sơn Nam hạ, có gia đình họ Đào, tên húy là Phức, vợ là Nguyễn Thị Thuần gia cảnh bần bách, lấy đánh cá làm nghiệp sống nhưng hay làm việc thiện. Việc thiện dù nhỏ cũng làm, còn việc ác dù mảy may cũng không làm, nửa điểm hại người không can dự, một hào lợi lộc chẳng vun vén cho bản thân, nhân dân địa phương thường khen ngợi gia đình ông là một nhà làm việc thiện, tất sẽ hưởng phúc lớn.
          Một hôm vợ chồng đánh cá ở con sông nhỏ, bắt được hai mươi hốt vàng, ngày ngày sinh nhai, dần dần trở lên sung túc. Thế là từ nghề đánh cá trở thành một ông nhà giàu nhưng năm ông họ Đào đã 50 còn bà họ Nguyễn ngoài 40 mà chỉ sinh được mấy người con gái, còn con trai vẫn hiếm muộn. Nhân vì thế ông không vui, thường than vãn rằng: "Vàng có chất thành núi, thóc có lấp đầy biển đều xem nhẹ như cỏ rác, chỉ có con thảo cháu hiền mói quí như vàng ngọc" thế là ông bà phân phát hết của cải trong nhà giúp nghèo cứu khổ, lại thấy nơi nào có danh sơn thắng cảnh hoặc có động thiêng, đền thiêng đều bỏ của cải sửa sang và tìm đến cầu đảo.
          Một hôm, ông bà nghe tin ở phủ Quốc Oai đạo Sơn Tây có chùa Sài Sơn cực kỳ linh ứng, cầu gì được lấy, nguyện được như ý, liền chuẩn bị một chiếc thuyền cùng hai người chèo lái, mang đầy đủ lễ vật, tiền hương, theo sòng chảy mà đến cửa sông Hát, tìm đến núi Sài, thấy nơi đây núi cao chót vót, khí tượng muôn hình, linh thiêng khôn đoán, thực là nơi cảnh đẹp nhất nước Nam. Đêm hôm ấy ông bà vào chùa làm lễ cầu đảo, thắp hương khấn rằng: "Thần ở nơi trần thế, tiền tài như dải mây trôi, chỉ nghĩ đường con cái muộn mằn, những mong trời đất quỉ thần hiển ứng soi xét mà ban phúc, khiến vợ chồng thần được đội ơn muôn phần nhờ sự giúp đỡ của trời đất thần linh".
          Đêm hôm ấy vợ chồng ông ngủ trong động, đến cuối canh ba thì mông lung ngủ thiếp đi, mộng thấy một ông già thân thể dị kì, hình dạng kì quái, tự xưng là quan Sơn thần, bảo rẳng: "Nhà ngươi là người đức hậu, trời đất đã thấu tỏ, sau này sẽ có con trai, ắt sẽ toại nguyện, không phải lo lắng gì nữa" nói xong ông già biến mất. trong chốc nát, vợ chồng ông tỉnh dậy mới biết mình mộng, nhưng còn bán tín bán nghi. Hôm sau vợ chồng ông làm lễ bái tạ, xuống thuyền trở về địa phận trang Vân Đôi huyện Tiên Minh phủ Nam Sách trấn Hải Dương, bỗng thấy trời đất mịt mù gió mưa thổi lên dữ dội, sóng nước dâng lên cuồn cuộn, vợ chồng kinh sợ chạy lên bờ ẩn trú trong một ngôi Miếu. Một lúc sau bỗng thấy một dải hào quang từ giữa Miếu bay ra, rồi vây bọc lấy người bà họ Nguyễn, bà họ Nguyễn kinh sợ, ngã xuống đất nằm mê man tự mộng, mộng thấy người con trai y mạo chỉnh tề, hình thể đẹp lạ, từ trong Miếu đi ra, tự xưng là quan Sơn thần, bảo rằng: "Thần phụng mệnh thiên đình xin đầu thai vào bà làm con" người đó nói xong liền biến mất, bà họ Nguyễn sợ hãi tỉnh dậy mới biết đây là mộng, liền kể lại với ông. Ông bảo "Đây là điềm lành" vợ chồng ông liền làm lễ bái tạ, xuống thuyền trở về nhà mình.
          Từ đó bà họ Nguyễn mang thai, đến ngày 12 tháng 11 năm giáp thìn sinh một người con trai thiên tư đĩnh dị, thể mạo khác thường, ông biết đây là thần nhân xuất thế nên rất quí con, mới đặt tên là Thượng, năm lên ba tuổi biết nói, biết lễ nghĩa, năm lên bảy tuổi bắt đầu đi học, thiên tư cao mại, lực học tinh thông, am tường sử tử, thành thạo võ nghệ, đến năm 22 tuổi than ôi, sự biến khôn lường, họa vô đơn chí, cả cha và mẹ ông Thượng cùng mất. Ông khóc thảm sầu, thế không làm sao được, đành chọn thế đất quí làm lễ an táng, đèn nhang thờ phụng tại gia đường theo nghi thức.
          Sau ba năm mãn tang cũng là lúc bộ chủ ai lao, họ thục tên Phán vốn là tông phái nhà Hùng cai quản ở Ai Lao, đổi thành họ Thục đến lúc này nghe tin từ xa thấy Duệ Vương hưởng tuổi thọ của trời đã nhiều, 20 hoàng tử đều về tiên bồng tuyệt tích, không có người kế dõi, sắp nhường ngôi cho con rể là Sơn thánh, liền thừa thế phất động chiến tranh, cầu viện các nước láng giềng, chỉnh đốn đem 100 vạn quân tinh nhuệ, 300 ngựa chiến, phân làm 5 đạo, thủy bộ cùng tiến, thanh thế trong quân rầm rộ, thư từ biên cương báo tin địch sang xâm phạm gửi gấp về triều, khiến vua rất lo lắng, vua mới triệu Sơn Thánh hỏi kế đánh giặc, Sơn Thánh tâu rằng "Hơn trăm năm nay vua là bậc thánh hiền, ân trạch của sáu bẩy đời vua trước thấm vào cốt tủy người dân, còn nay, nước giàu, binh mạnh, uy đức của bệ hạ lấy lừng hải ngoại, lại có lòng trời giúp đỡ, ban cho nhiều vị anh tài như ông Thượng, như bách thần sông núi, thường xuất thế giúp nước. Nay cơ sự như thế thần xin bệ hạ triệu ông Thượng đến rồi trao quan tước, cho ông mang quân tiến hành tuần tiễu trước tại các đạo để gây thanh thế trong quân mà đề phòng bất trắc, còn thần tự nguyện thay vua lo phần nặng nhọc, tự chọn tướng tài, quân thục không quá 10 ngày sẽ bị đánh tan!" Vua nghe xong rất vui mừng, lập tức cho triệu Thượng đến hỏi kế đánh giặc. Vua thấy ông trả lời trôi chẩy, cho thi văn võ cũng thấy tài. Vua cho đây là người giỏi nhất trong nước, lập tức phong cho ông chức Điện tiền đô chỉ huy sứ Đại tướng quân, mang quân tiến hành tuần phòng trước ở hai lộ Đông và Bắc. Bấy giờ ông bái tạ vua nhận quan tước, lĩnh quân thủy bộ đường hoàng mà tiến.
          Một hôm, ông cho quân tiến đến trang Vân Đôi huyện Tiên Minh phủ Nam Sách trấn Hải Dương thì cho hội họp quân nghỉ lại một ngôi Miếu. Đến đầu canh hai đêm hôm ấy ông thấy một ông già từ trong miếu đi ra bảo rằng "Thần vâng chiếu của triều đình làm thần bản cảnh, vị hiệu của thần là Hiển Liệt, ngự trị tại miếu, nay biết tin tướng quân cầm quân đánh giặc đến địa phận nơi này nên thần muốn đến yết kiến, xin âm phù cho ngài đánh giặc lập công, về sau hiển vị thì cùng được tế tự". Ông già nói xong liền biến mất.
          Hôm sau ông triệu phụ lão trong trang đến hỏi nguyên cớ cho được tường tận. Phụ lão mới tâu rằng "Trong trang từ trước đến nay phụng thờ một vị thượng đẳng thần, vốn rất linh ứng nhưng trước đây 20 năm có đôi vợ chồng đến trú ở miếu này thì từ đó đến nay không thấy linh nghiệm nữa". Ông cười rồi bảo, "đó chính là cha mẹ ta nên ta mang quân đến trú nơi đây".
          Đương lúc bấy giờ nhân dân trong trang đang rất sợ hãi, mới làm lễ xin làm thần tử cho ông, ông bảo "Sau khi ta trăm tuổi, trang các ngươi là nơi có hậu, ta coi đó làm trọng nên ta di mệnh mãi mãi về sau trang nơi này phụng thờ ta". Ông truyền quân sĩ thiết yến tiệc, mời nhân dân gia thần trong trang đến ăn uống. Trong lúc hưởng yến bỗng thấy sứ giả mang chiếu thư đến sai ông mang quân đi đánh giặc, ngay lập tức ông phụng mệnh theo chiếu thư, lựa chọn hơn 20 người cường tráng trong trang làm gia thần tôi tớ, cho quân tiến thẳng đến đồn giặc ở núi Sóc đạo Kinh Bắc. Khi đến nơi ông hội họp quân sĩ dưới chân núi bàn kế sách tiến công quân thục. Bỗng thấy quân Thục trùng trùng lớp lớp kéo đến, bốn mặt vang tiếng quân địch hò reo. Quân của ông chưa kịp mặc áo giáp, chưa kịp đóng yên ngựa, lập tức đánh để giải vây. Triều đình không biết tin nên không cho quân đến cứu viện. Ông ôm đầu ngẩng lên trời ngầm khấn rằng. "Ta là tướng quân mà chết ở đây chăng? Mong lòng trời hãy tương trợ âm phù giúp ta đánh giặc" trong chốc lát, trời đất tối tăm, gió mưa ào ào, quân Thục đại bại, chém được chính tướng của địch, tịch thu lương thực và ngựa của chúng nhiều vô số.
          Từ đó thiên hạ thanh bình, vua ban chiếu triệu hồi, ông phụng mệnh cho quân trở về triều, mở yến tiệc ăn mừng thắng trận, gia phong cho tướng sĩ theo thứ tự công lao khác nhau. Ông phụng mệnh theo chiếu trở về đến miếu của trang Vân Đôi, mở yến tiệc khao quân sĩ nhân dân và gia thần, bảo với phụ lão nhân dân rằng; "Ta phá được quân Thục là do lòng trời giúp đỡ, thần linh phù trợ, ta từ đây được hiển danh". Phàm việc tế tự thì cung thỉnh vị thần Bản Cảnh với thần hiệu như thế để phối hưởng với ta. Ta ban cho dân 5 hốt vàng để về sau tu sửa đồ tế khí". Nói xong, bỗng trời đất tối đen, mây mù nổi lên bốn phía, thấy một dải mây vàng như hình dải lụa từ trời giáng thẳng xuống trước miếu. Ông theo dải mây vàng bay lên không trung, nhập vào núi  Sài, không thấy ông đâu, tức ông đã hóa (Hôm ấy là ngày 15 tháng 5). Đương lúc ấy nhân dân và quân sĩ ai cũng hoảng sợ, mới làm lễ dâng biểu lên triều. Vua biết tin, sai bề tôi trở về làm lễ. Lễ xong sai sứ mang sắc phong ban tặng cho ông là Thượng đẳng thần tôn thần, tặng phong cho vị bản cảnh mỹ tự là Trung Túc Anh Nghị Trí Minh Hiển Liệt Ngưng hưu Trung đẳng thần. Cùng đất nước hưởng niềm vui, giữ làm thường lệ, chuẩn cho trang Vân Đôi rước mỹ tự trở về trong dân, tu sửa Miếu Vũ, lấy làm nơi thờ tự.
          Lại nói, từ đó về sau đều thấy linh ứng hiển hiện, do vậy trải các đời đế vương thường ban sắc, gia phong mỹ tự cho hai vị Đại vương.
          Trải đến đời Trần Thái Tông, giặc Nguyên sang xâm lược nước ta, kinh thành bị chúng vây hãm, Trần Quốc Tuấn phụng mệnh Vua đi cầu đảo bách thần ở các ngôi Đền thiêng, khi đến ngôi đền thờ hai vị cũng thấy hiển ứng linh phù, nên ông được phong là Chiêu Dụ Đại vương, còn vị Bản cảnh được phong là Khoan hoằng Uy liệt Hiển hựu Trợ thuận Đại vương.
          Đến thời Lê Thái tổ khởi nghĩa đánh Liễu Thăng nhà Minh, khi thu phục được đất nước, vua gia phong mĩ tự cho hai vị là Phổ tế Cương nghị Anh linh Đại vương. Ban sắc cho trang Vân Đôi tu sửa Miếu điện để phụng thờ hai vị. tốt đẹp thay!
          Phụng khai sinh ngày, ngày hóa, các tiệc, tên húy phải cấm sẽ kê dưới đây.
          Ngày sinh thần: 12 tháng 11, lấy làm lệ chính, lễ dùng trên có mâm chay, dưới có Lợn đen, xôi, rượu, bánh dầy, mở các trò đánh cờ đấu vật.
          Ngày hóa của thần: 15 tháng 5, lấy làm lệ chính. Lễ vật dùng như ngày sinh của thần. Cấm không ca hát.
          Tên húy phải cấm, gồm chữ Thượng, Chuẩn cho trang Vân Đôi phụng thờ.
          Ngày tốt tháng 1 niên Hồng Phúc thứ nhất (1572). Hàn lâm viện đông các đại học sĩ, bề tôi là Nguyễn Bính phụng mệnh soạn bản chính.
          Ngày tốt tháng 8 niên hiệu Vĩnh Hựu (1735 - 1740) triều Lê. Nội các bộ lại tuân mệnh sao lại theo bản chính.
          Ngày 13 tháng 12 niên hiệu Khải Định tứ 8 (1923) triều Nguyễn, sao lại theo bản cũ. Do bản cũ lưu tại Đền Hùng Vương ở xã Cổ Tích tỉnh Phú Thọ.

2. THẦN SẮC.
          "(Trong phần thần sắc do lLý trưởng Phạm Văn Yêm sao dưới đây ghi 11 đạo nhưng có 2 đạo trùng nhau {Trùng về câu chữ, trùng cả về niên đại} nên chỉ còn 10 đạo. Trong 10 đạo này thì đạo sắc thứ 2 bị mất một số chữ. Trong dịch bản, chúng tôi sắp xếp 10 dạo thần sắc theo trật tự niên đại )".

Đạo sắc thứ nhất
          Phiên âm:
          Sắc Kinh Sơn Linh ứng đại vương: Hộ quốc tí dân, nẫm trứ công đức, kinh hữu lịch triều tặng phong. Phụng ngã thế tổ cao hoàng đế đại trấn anh uy, khai thác cương thổ. tứ kim phi ưng cảnh mệnh, quang thiệu hồng đồ, diến niệm thần hưu, hạp long ân điển, khả gia tặng tĩnh trấn chi thần, chuẩn hứa Tiên Minh huyện Vân Đôi xã y cựu phụng sự. Thần kì tương hữu bảo ngã lê dân. Cố sắc!
Minh mệnh nhị niên thất nguyệt nhị thập nhất nhật.
         
          Dịch nghĩa:
          Sắc ban cho vị thần [mỹ tự] Kinh sơn Linh ứng Đại vương: Ngài phù giúp nước, che chở dân, công đức tỏ rõ, trải các triều được ban tặng sắc phong. Ngài phù giúp cho Thế Tổ Cao Hoàng đế ta (Vua Gia Long), tạo uy danh trấn động , mở mang bờ cõi. Nay trẫm nối mệnh lớn, nối giữ cơ đồ vẻ vang, nghĩ đến công lao của ngài, mở rộng ân huệ tốt, xứng đáng gia tặng là Tĩnh trấn chi thần, chuẩn cho xã Vân Đôi huyện Tiên Minh phụng thờ như cũ. Ngài hãy che chở cho dân của Trẫm. Vậy nay ban sắc!
Ngày 21 tháng 7 niên hiệu Minh mệnh thứ 2 (1821)

Đạo sắc thứ 2
Phiên âm.
          Sắc Tĩnh trấn chi thần: Hộ quốc, tý dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp tặng sắc phụng sự, Minh mệnh nhị thập nhất niên, ngã (...) bảo chiếu, đàm ân, lễ long đăng trật. Tư kinh phi ưng cảnh mệnh, diến niệm thần hưu, khả gia tặng tĩnh trấn trinh ninh chi thần. Nhưng chuẩn hứa Tiên Minh huyện Vân Đôi xã y cựu phụng sự. Thần kì tương hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai!
Thiệu trị tứ niên lục nguyệt nhị thập nhị nhật.

          Dịch nghĩa:
          Sắc ban cho vị thần, mĩ tự là tĩnh trấn; Ngài phù giúp nước, che chở dân linh ứng tỏ rõ, trải các tiết được ban tặng sắc phong phụng thờ. Năm Minh Mệnh thứ 21(1840), nhân lúc thánh tổ ta (Vua Minh Mệnh) hưởng thọ tuổi ngũ tuần bèn ban chiếu báu , mở rộng ân huệ, làm lễ đăng trật, nay trẫm nối theo mệnh lớn, nghĩ đến công lao của ngài, xứng đáng gia tặng là Tĩnh trấn Trinh ninh chi thần, chuẩn cho xã Vân Đôi huyện Tiên Minh phụng thờ như cũ. Ngài hãy che chở cho dân của Trẫm. Vậy nay ban sắc!
ngày 22 tháng 6 niên hiệu thiệu trị thứ 4 (1844).

Đạo sắc thứ 3
          Phiên âm:
          Sắc Tĩnh trấn trinh ninh kinh sơn linh ứng chi thần: Hộ quốc, tý dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp tặng sắc, chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim phi ưng cảnh mệnh, diến niệm thần hưu, khả gia tặng tĩnh trấn trinh ninh quảng hậu chi thần. Nhưng chuẩn hứa Tiên Minh huyện Vân Đôi xã y cựu phụng sự. Thần kỳ tương hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai!.
Thiệu trị tứ niên thất nguyệt nhị nhập nhất nhật.
          Dịch nghĩa:
          Ban sắc cho vị thần, (Mỹ tự) là Tĩnh trấn trinh ninh Kinh sơn linh ứng: Ngài phù giúp nước, che chở dân, linh ứng tỏ rõ, trải các tiết được ban cấp tặng sắc, chuẩn cho thờ phụng. Ngay trẫm nối theo mệnh lớn, nghĩ đến công lao của ngài, xứng đáng gia tặng là Tĩnh trấn Trinh ninh Quảng hậu chi thần. Chuẩn cho xã Vân Đôi huyện Tiên Minh phụng thờ như cũ, ngài hãy che chở cho dân của Trẫm. Vậy nay ban sắc!
Ngày 22 tháng 7 niên hiệu thiệu trị thứ 4 (1844).

Đạo sắc thứ 4
          Phiên âm;
          Sắc Kinh Sơn linh ứng chi thần, nguyên tặng tĩnh trấn trinh ninh quảng hậu chi thần: Hộ quốc tý dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp sắc, chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim phi ưng cảnh mệnh, diến niệm thần hưu, khả gia tặng tĩnh trấn trinh ninh quảng hậu tú ngưng chi thần. Nhưng chuẩn Tiên Minh huyện Vân Đôi xã y cựu phụng sự. Thần kì tương hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai!
Tự Đức tam niên thập nhất nguyệt thập ngũ nhật.

          Dịch nghĩa;
          Sắc ban cho vị thần (Mỹ tự) là Kinh Sơn linh ứng, vốn được ban tặng là Tĩnh trấn trinh ninh Quảng hậu chi thần: Ngài phù giúp nước, che chở dân, linh ứng tỏ rõ, trải các tiết được ban cấp tặng sắc, chuẩn cho thờ cúng. Nay trẫm nối mệnh lớn, nghĩ đến công lao của ngài, xứng đáng gia tặng là Tĩnh trấn Trinh ninh Quảng hậu tú ngưng chi thần. Chuẩn cho xã Vân Đôi huyện Tiên Minh phụng thờ như cũ. Ngài hãy che chở cho dân của Trẫm. Vậy nay ban sắc!
Ngày 15 tháng 11 niên hiệu Tự Đức thứ 3 (1850).

Đạo sắc thứ 5:
          Phiên âm:
          Sắc chỉ  Hải Dương tỉnh Tiên Minh huyện Vân Đôi xã tòng tiền phụng sự Tĩnh trấn Trinh ninh Quảng hậu tú ngưng Kinh Sơn Linh ứng chi thần. Tiết kinh ban cấp sắc phong, chuẩn kỳ phụng sự. Tự Đức tam thập nhất niên, chính trị tứ tuần đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu, đàm ân, lễ long đăng trật, đặc chuẩn hứa y cựu phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai!.
Tự Đức tam thập tam niên thập nhất nguyệt nhị thaaph tứ nhật.

         
          Dich nghĩa;
          Sắc ban cho xã Vân Đôi huyện Tiên Minh tỉnh Hải Dương từ trước đến nay phụng thờ vị thần (Mỹ tự) là Tĩnh trấn trinh ninh quảng hậu tú ngưng kinh Sơn Linh ứng. Trải các tiết được ban sắc phong, chuẩn cho thờ cúng năm Tự Đức thứ 31(1878), nhân lúc trẫm làm lễ mừng thọ hưởng tuổi tứ tuần, bèn ban chiếu báu, mở rộng ân huệ, làm lễ đăng trật, đặc chuẩn cho phụng thờ như cũ để ghi nhớ ngày quốc khánh mà kéo dài việc thờ ngài. Vậy nay ban sắc!
Ngày 24 tháng 11 niện hiệu Tự Đức thứ 33 (1880).


Đạo sắc thứ 6;
          Phiên âm;
          Sắc tĩnh trấn trinh ninh quảng hậu tú ngưng kinh sơn ninh ứng chi thần, hướng lai hộ quốc: tý dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp sắc lưu tự, tứ kinh phi ưng cảnh mệnh, diến niệm thần hưu, khả gia tặng Dực bảo trung hưng chi thần. Nhưng chuẩn hứa hải Dương tỉnh Tiên Minh huyện Vân Đôi xã y cựu phụng sự. Thần kỳ tương hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai!.
Đồng Khánh nhị niên thất nguyệt sơ nhất nhật.

          Dịch nghĩa:
          Sắc ban cho vị thần(Mỹ tự) là Tĩnh trấn trinh ninh Quảng hậu tú ngưng Kinh Sơn linh ứng. Từ trước đến nay Ngài phù giúp nước, che chở dân, linh ứng hiển hiện, trải các tiết được ban cấp tặng sắc lưu thờ. Nay Trẫm nối theo mệnh lớn, nghĩ đến công lao của ngài, xứng đáng gia tặng là Dực bảo trung hưng chi thần, chuẩn cho xã Vân Đôi huyện Tiên Minh tỉnh Hải Dương phụng thờ như cũ, ngài hãy che chở cho dân của trẫm. Vậy nay ban sắc!
Ngày mồng 1 tháng 7 niên hiệu đồngkhánh thứ 2 (1887)



Đạo sắc thứ 7.
          Phiên âm:
          Sắc chỉ Kiến An tỉnh Tiên Minh huyện Tử Đôi Tổng Vân Đôi xã tòng tiền phụng sự Dực bảo trung hưng linh phù Chiêu dụ chi thần; Trấn tĩnh trinh ninh Quảng hậu tú ngưng Dực bảo trung hưng Kinh Sơn ninh ứng chi thần. Tiết kinh ban cấp sắc phong, chuẩn kỳ phụng sự, Duy tân nguyên niên, tấn quang đại lễ, kinh ban bảo chiếu, đàm ân, lễ long đăng trật, đặc chuẩn y cựu phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai!
Duy tân tam niên bát nguyệt thập nhất nhật.

          Dịch nghĩa:
          Sắc ban cho xã Vân Đôi tổng Tử Đôi huyện Tiên Minh tỉnh Kiến An trước đây phụng thờ vị thần (Mỹ tự) là Dực bảo trung hưng Linh phù chiêu dụ; cùng vị thần (Mỹ tự) là trấn tĩnh trinh ninh Quảng hậu tú ngưng Dực bảo trung hưng Kinh Sơn linh ứng (Hợp phong hai vị thần trong một đạo sắc). Trải các tiết được ban cấp sắc phong, chuẩn cho thờ cúng. Năm Duy tân thứ nhất (1907), nhân đại lễ lên ngôi của trẫm, bèn ban chiếu báu, mở rộng ân huệ, làm lễ đăng trật, đặc chuẩn cho phụng thờ như cũ để ghi nhớ ngày quốc khánh mà kéo dài việc thờ thần. Vậy nay ban sắc!
Ngày 11 tháng 8 niên hiệu Duy Tân thứ 3 (1909).

Đạo sắc thứ 8.
          Phiên âm:
          Sắc Kiến An tỉnh Tiên Minh huyện Vân Đôi xã phụng sự Đương Cảnh thành hoàng Anh nghị chi thần; Hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, hướng lai vị mông ban cấp sắc văn. Tứ kim phi thừa cảnh mệnh, diến niệm thần hưu, trứ phong vi đôn ngưng Dực bảo trung hưng chi thần. Đặc chuẩn y cựu phụng sự. Thần kỳ tương hựu bảo ngã lê dân. Khâm tai!
Duy tân ngũ niên nhuận lục nguyệt thập bát nhật.

          Dịch nghĩa:
          Sắc ban chi xã Vân Đôi huyện Tiên Minh tỉnh Kiến An phụng thờ vị thần là đương cảnh thần hoàng (Mỹ tự) là anh nghị. Ngài giúp nước che chở dân linh ứng tỏ rõ, nhưng từ trước đến nay chưa được đôi ơn ban cấp sắc phong. Nay trẫm nối mệnh lớn, nghĩ đến công lao của ngài, gia phong là Đôn ngưng Dực bảo Trung hưng chi thần. Đặc chuẩn cho phụng thờ như cũ, ngài hãy che chở cho dân của Trẫm. Vậy ban sắc!
Ngày mồng 1 tháng 6 nhuận niên hiệu Duy Tân thứ 5 (1911).


Đạo sắc thứ 9.
          Phiên âm;
          Sắc Kiến An tỉnh Tiên Minh huyện Vân Đôi xã tòng tiền phụng sự, nguyên tặng Đôn ngưng Dực bảo trung hưng Đương cảnh thành hoàng Trung túc Anh nghị Trí  Minh tôn thần: Hộ quốc, tý dân, Nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp sắc phong, chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trị Trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu, đàm ân, lễ long đăng trật, trứ gia tặng tĩnh hậu đẳng trung thần. Đặc chuẩn phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai!
Khải định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật.


          Dịch nghĩa;
          Sắc ban cho xã Vân Đôi huyện Tiên Minh tỉnh Kiến an từ trước đến nay phụng thờ vị thần, vốn được phong tặng là Đôn ngưng Dực bảo trung hưng Đương cảnh thành hoàng Trung túc Anh nghị Trí minh Tôn Thần: Ngài phù giúp nước, che chở dân, linh ứng tỏ rõ, trải các tiết được ban cấp sắc phong, chuẩn cho thờ cúng. Nay trẫm gặp lúc làm lễ mừng thọ hưởng tuổi tứ tuần, bèn ban chiếu báu, mở rộng ân huệ, làm lễ đăng trật, gia tặng là Tĩnh hậu trung đẳng thần, đặc chuẩn cho phụng thờ như cũ để ghi nhớ ngày quốc khánh mà kéo dài việc thờ ngài. Vậy nay ban sắc!
Ngày 25 tháng 7 niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924)


Đạo sắc thứ 10.
          Phiên âm;
          Sắc Kiến An tỉnh Tiên Minh huyện Vân Đôi xã tòng tiền phụng sự, nguyên tặng Tĩnh trấn trinh ning Quảng hậu Tú ngưng Dực bảo trung hưng Kinh Sơn linh ứng cương công chiêu dụ tôn thần; Hộ quốc, tý dân, Nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp sắc phong, chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trị Trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu, đàm ân, lễ long đăng trật, trứ gia tặng tủng bạt trung đẳng thần, đặc chuẩn phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai!
Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật.


          Dịch nghĩa:
          Ban sắc cho xã Vân Đôi huyện Tiên Minh tỉnh Kiến An từ trước đến nay phụng thờ vị thần, vốn được phong tặng là Tĩnh trấn Trinh ninh quảng hậu tú Ngưng Dực bảo trung hưng Kinh sơn linh ứng cương công chiêu dụ tôn thần; Ngài phù giúp nước che chở dân, linh ứng tỏ rõ, trải các tiết được ban cấp sắc phong, chuẩn cho thờ cúng. Nay Trẫm gặp lúc làm lễ mừng thọ hưởng tuổi  tứ tuần, bèn ban chiếu báu, mở rộng ân huệ, làm lễ đăng trật, gia tặng là tủng bạt Trung đẳng thần, đặc chuẩn cho thờ phụng như cũ để ghi nhớ ngày quốc khánh mà kéo dài việc thờ ngài. Vậy nay ban sắc.
Ngày 25 tháng 7 niên hiệu khải Định thứ 9 (1924).
Ngày 18 tháng 5 niên hiệu Bảo Đại thứ 13 (1938).
          Xã Vân Đôi phụng mệnh sao sắc phong.
          Lý trưởng Phạm Văn Yêm (Đóng dấu).

          Được TS Nguyễn Hữu Mùi - Cán bộ Nghiên cứu Viện Hán Nôm dịch, ngày 22 tháng 3 năm 2011.
          Bản dịch được chép lại, ngày 16 tháng 12 năm 2013 tại xã Đoàn Lập.