Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Tìm hiểu di sản văn hóa - Cầu đảo Đầm Bì

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
ĐỀN CANH SƠN TỤC GỌI ĐỀN BÌ THÔN VÂN ĐÔI XÃ ĐOÀN LẬP
(Sơ lược dấu mốc lịch sử  và lễ hội Cầu Đảo tại Đền)

Ngày 27/7/2016. Tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, Phòng VHTT Tiên Lãng đã chủ trì tổ chức cuộc thi tìm hiểu giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện, là huyện giàu truyền thống văn hóa, có tới 107 ngôi Chùa, 23 xã thị trấn và mỗi làng có thêm ít nhất 1 trung tâm tín ngưỡng, hiện nay huyện có 46 di tích đã được xếp hạng, có 10 di tích tham gia cuộc thi này – Đình nam, Canh Sơn, Đình Cựu Đôi, Đình Cổ Duy, Đền Hà Đới, Đình Đông, Đền Để Xuyên, Phủ Bắc Hưng, Đền Gắm.
Được sự quan tâm của các cấp ủy đảng chính quyền, ngành văn hóa thể thao đã tổ chức cuộc thi này để nhân dân trong huyện có điều kiện thăm quan lẫn nhau, tìm hiểu văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại. Dân gian vẫn có câu;
Đền Canh Sơn thôn Vân Đôi xã Đoàn lập huyện Tiên Lãng Hp

“ Thứ nhất Đền Bì, Thứ nhì Đền Gắm, Thứ ba Đền Hà” 
(xã Đoàn Lập có hai ngôi Đền Bì)
Di tích lịch sử văn hóa đền Canh Sơn hay Kinh Sơn tục gọi Đền Bì (Kinh Sơn Tên húy thần, gọi lái thành Canh Sơn tục gọi Đền Bì).Thuộc thôn Vân Đôi xã Đoàn Lập huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng. Nằm ẩn mình linh thiêng  dưới những tán lá từ 3 cây Bàng đại thụ đã vài trăm tuổi, chẳng biết đền được xây dựng từ bao giờ, chỉ biết Thần tích có chép lại rằng. Ban đầu đền dược dựng tạm bằng gạch ,đất mái lá, sau nhờ tiếng linh mà đền được thập phương xin tôn tạo
“Lụt Lạo thì tháo Cống Đôi.
Nhược bằng hạn hán thì bơi Đầm Bì.”     

Đền Kinh Sơn ở thôn Vân Đôi, Đền Kinh Sơn là một trong 5 ngôi đền thiêng của hàng huyện xưa - "Ngũ Linh Từ" . Hễ gặp phải năm hạn hán, đền là nơi tổ chức lễ hội cầu đảo nổi tiến linh ứng, hiện nay Đền kinh Sơn có kiến trúc đá lộ thiên rất độc đáo, Hoa văn tinh xảo, việc  xác định chính xác thần Kinh Sơn được thờ từ bao giờ thì các tài liệu lưu giữ hiện nay chưa cho phép. “Nhưng có thể biết được việc thờ tự này qua tư liệu bia đá còn lưu giữ, niên hiệu "Thành Thái Nhị Niên" tức năm 1890 tạm dịch như sau: " Xem hết tự điển trong hạt, đền thiềng Kinh Sơn một trong ngôi đền thiêng vậy. Đền ở xã Vân Đôi. Nhân đất ấy có đường Sơn Đôi lập nên đền để thờ phụng, phía trước đền có Bái Sa, mé dưới có Đầm Lôi. Sông núi linh thiêng hun thành chốn ấy. Phải năm hạn hán lấy bùn ở giữa lòng Đầm bôi lên, cầu đảo ắt linh ứng liền. Các triều phong tặng thượng thượng đẳng. Các dịp lễ tạ thần đều đã cho mưa, anh linh hiển hách tai mắt người đều thấy.
          Năm Tân Dậu, niên hiệu Tự Đức 14( 1860 ) tổng đốc đại nhân, quê thôn Đồng Thái, tỉnh Hà Tĩnh Tới Đền bái yết, cáo xin đổi làm đền gạch ngói, gieo tiền ba lần, xin được việc ấy.
          Năm kỉ Dậu, Nguyên Đại doãn Bùi đại nhân, tự là sĩ tốn, quê ở xã La Giang, huyện Tứ Kì đến cầu đảo xin lấy đá tu sửa bục đá tam cấp, ngài cũng cho việc ấy. Nay đại nhân thăng giữ ở Kính Thủ mà tâm đại nhân tư tại đền Kinh Sơn, trước thần linh, vượt sự xa cách, Đại doãn Đồng đại nhân tự là... quê ở xã Kinh Dương, huyện Bình Chánh, tỉnh Quảng Bình mưu tính với mọi người của bản huyện nhân đền cũ đổi thành đền mới, vẫn ủy cho các ông Huyện Đoàn Khang, phó tổng Xuân, Chánh tổng Khoái lo liệu mọi việc sửa sang; Xuất bạc tiền, đóng đất quan sức thuê chở đá núi Kính Chủ của quý chủ về làm một Long Đình, Lư Hương, Bình Hoa, Lồng đèn, Voi, Trụ mỗi thứ một đôi. Quy mô to lớn hơn người trước làm mà thêm hơn so với xưa, chẳng phải dễ dàng vậy thay ; Như Thái Sơn không đắp thành ra chẳng cao được, mà Kinh Sơn nổi tiếng với bốn xã: Đề Xuyên, Hà Đới, Cẩm Khê, Tử Đôi... Chốn linh từ để mãi chẳng hư nát, chẳng vì lấy đó mà thêm trọng vậy, hà tất cầu nhiều mà vô dụng. Theo cổ nhân phàm có hưng công tu tạo ấy, nguyên Đại doãn, thăng giữ Kinh Thủ Bùi Đại nhân đề xướng, mà Đồng đại Doãn chủ trì. Việc ấy thành thời mà do huyện đoàn Phạm Văn Khang, phó tổng Nguyễn Văn Xuân ở xã Vân Đôi; tổng chánh xã Xuân Lai Phạm Văn Khoái quê xã Dương Nham, huyện Hiệp Sơn, tổng đoàn cùng thợ đá vậy.
          Ngày tháng 2 năm Canh Dần khởi công, ngày tháng 6 hoàn thành...
                   Soạn bia tú tài Trần Đức Thiều, xã Tử Đôi
                   Viết bia Nguyễn Huy Đản xã Tiên Đôi Nội ".
          Qua nội dung văn bia giúp ta biết được Đền đã được tu sửa qua nhiều lần.Từ năm Tự Đức 14(1861) đều được làm bằng gạch ngói. Lần trùng tu lớn nhất vào năm Canh Dần niên hiệu Thành Thái thứ hai(1890). Tổng số tiền hưng công cho cho việc tôn tạo lên đến 2005 quan và 2 sào ruộng, có người mức đóng nhiều nhất là cựu chánh tổng Phạm Văn Khoái xã Xuân Lai tiền 800 quan, ruộng 1sào 5 tthước, thứ đến là Nguyễn Văn Xuân người bản xã tiền 450 quan, 10 thước ruộng( chiếm tới 62,4% trong tổng số lượng tiền hưng công ). Điều đó cho ta thấy hai vị  trên có vị  trí rất lớn trong tổng.
          Hàng năm, làng có hai lần tế tự tại Đền vào tháng 2 và tháng 8. Trong hương ước làng năm 1932 viết; " Làng chúng tôi có một cái đền thờ tự từ trước đến giờ có hai lần tế tự vào tháng hai và tháng tám như tục lệ ở Đình cả, còn dầu nhang quanh năm thì đã có người hàng tổng , hàng huyện đến tế lễ".
Đến nay lễ hội cầu đảo được nhân dân xã Đoàn lập tổ chức và trở thành lễ hội ttruyền thống được tổ chức 2năm/lần vào ngày 2/9 – Tuy nhiên cũng có khi lễ hội phải lui lại do những điều kiện khác nhau tác động.
(Bài viết dử dụng một số tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau; NGUYỄN THỊNH - 01626.818.168)

1 nhận xét:

  1. Là người con đoàn lập. Thấy bài báo này max xàm. Cái j mà đoàn lập có 2 đền bì. ''Đền canh sơn tục gọi đền bì." viết hoang đường. Đền bì là đền bì nhé. Đính chính Đền bì thôn Tử Đôi nhé

    Trả lờiXóa